Các nguyên tắc chi phối sự tác động của chính phủ trong quản lý tập trung kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 30 - 34)

II- Cơ sở lý luận về quản lý tập trung kinh tế

2- Các nguyên tắc chi phối sự tác động của chính phủ trong quản lý tập trung kinh tế

trung kinh tế

Có 2 nguyên tắc cơ bản chi phối sự tác động của chính phủ trong quản lý TTKT. Đó chính là 2 nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thị trường: nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tương hợp. Bởi lẽ, TTKT cũng là một trong những vấn đề xuất phát trong nền kinh tế thị trường.

2.1- Nguyên tắc hỗ trợ

Nội dung của nguyên tắc hỗ trợ trong quản lý tập trung kinh tế: Sự tác động của chính phủ vào tập trung kinh tế phải nhằm mục đích cuối cùng và dài hạn là hỗ trợ, tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn. Theo đó sự tác động của chính phủ phải đảm bảo những nội dung sau:

+ Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, quyền tự do kinh doanh, tự do giá cả.

+ Thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ các quy định pháp luật.

+ Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát triển.

Nguyên tắc hỗ trợ chủ yếu nhằm xác định xem khi nào chính phủ cần tác động vào tập trung kinh tế.

2.2- Nguyên tắc tương hợp

Nội dung của nguyên tắc tương hợp trong quản lý tập trung kinh tế: chính phủ cần ưu tiên sử dụng những cách thức tác động tới tập trung kinh tế mà không làm méo mó thị trường hay còn gọi là tương hợp với thị trường. Theo đó, sự tác động của chính phủ vào tập trung kinh tế phải đảm bảo:

+ Hạn chế dùng các công cụ kinh tế có thể gây “méo mó” thị trường. + Chú trọng sử dụng các đòn bẩy kinh tế để can thiệp hơn là việc sử dụng các mệnh lệnh hành chính.

Nguyên tắc tương hợp nhằm lựa chọn các cách thức tác động tối ưu của chính phủ vào tập trung kinh tế.

Trên cơ sở tôn trọng 2 nguyên tắc trên trong quản lý tập trung kinh tế, chính phủ cần:

+ Tôn trọng và bảo vệ tập trung kinh tế, không loại bỏ các hành vi tập trung kinh tế ra khỏi sinh hoạt của thị trường. Tập trung kinh tế bao gồm các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh xuất phát và phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Nên tập trung kinh tế thuộc quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp

+ Tập trung kinh tế có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, nên chính phủ cần có sự kiểm soát tập trung kinh tế, ngăn chặn các hành vi tập trung kinh tế có khả năng hạn chế cạnh tranh, hình thành các thế lực độc quyền, nhằm đảm bảo thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh.

+ Tuy nhiên tập trung kinh tế cũng có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế. Vì vậy, trong những trường hợp nhất định, chính phủ cần xem xét, cân nhắc cách thức quản lý đối với các vụ việc tập trung kinh tế có quy mô lớn, có khả năng gây hạn chế cạnh tranh sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế vừa đảm bảo thúc đẩy môi trường cạnh tranh. Chính phủ có thể cấm những vụ tập trung kinh tế đó hoặc có thể cho phép tập trung kinh tế nhưng quy định và kiểm soát các hành vi của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế để ngăn chặn những hành vi gây hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nói tóm lại, quản lý TTKT là rất cần thiết. Và một trong các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả, sự thành công của công tác quản lý TTKT là mức độ hỗ trợ, tương hợp với thị trường của các tác động của chính phủ trong quản lý TTKT.

Như vậy, TTKT có những góc độ tiếp cận, những hình thức khác nhau. Nhưng dù nhìn ở góc độ nào thì TTKT cũng là một vấn đề của nền kinh tế thị trường cần có sự tác động của chính phủ theo hai nguyên tắc cơ bản (nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tương hợp). Vậy trên thực tế, ở Việt Nam và ở các quốc gia khác trên thế giới, công tác quản lý TTKT được tổ chức thực hiện như thế nào? Có thể nói quản lý TTKT là một nội dung rất mới đối với Việt Nam. Nên việc học hỏi kinh nghiệm quản lý TTKT của các quốc gia đi trước là rất cần thiết đối với Việt Nam.

CHƯƠNG II- KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TẬP TRUNG KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI TRÊN THẾ GIỚI

Với mục tiêu học hỏi kinh nghiệm quản lý TTKT phù hợp với điều kiện kinh tế- chính trị và các xu hướng TTKT ở Việt Nam, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của năm quốc gia đã có nhiều thành công trong công tác quản lý TTKT. Đó là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Chi lê. Ở các quốc gia này đều đã có những giai đoạn TTKT rất cao và công tác quản lý của họ đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc làm giảm mức độ TTKT để duy trì, thúc đẩy cấu trúc thị trường cạnh tranh. Vậy họ đã quản lý TTKT bằng cách nào? Công tác quản lý TTKT được tổ chức thực hiện như thế nào? Những phân tích dưới đây sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi này và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về các quy định quản lý và công tác tổ chức quản

lý TTKT mà Việt Nam có thể học hỏi để vận dụng trong những điều kiện, những giai đoạn phát triển nhất định.

Để nghiên cứu một cách hệ thống về kinh nghiệm quản lý TTKT của các nước này, đề tài sẽ tiếp cận các vấn đề về TTKT dưới góc độ quản lý. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước về TTKT chính là chủ thể quản lý thực hiện các hoạt động quản lý để hướng đối tượng quản lý là TTKT theo những cơ sở pháp lý để đạt được mục tiêu là thúc đẩy môi trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w