Quản lý TTKT ở Đài Loan

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 59 - 62)

III- Kinh nghiệm của Đài Loan

2-Quản lý TTKT ở Đài Loan

2.1- Cơ quan quản lý TTKT ở Đài Loan

Cơ quan quản lý các vấn đề về TTKT ở Đài Loan là Uỷ ban Thương mại lành mạnh Đài Loan TFTC- Taiwan Fair Trade Committee. TFTC được thành lập ngày 27 tháng 01 năm 1992 theo Luật Thương mại công bằng thông qua ngày 04/02/1991.

TFTC là cơ quan trung ương thực thi các Luật Thương mại lành mạnh và các chính sách cạnh tranh. TFTC có chức năng kiểm soát TTKT, thúc đẩy môi trường cạnh tranh công bằng. Bên cạnh đó, TFTC còn có chức năng soạn thảo luật, chính sách, các hướng dẫn thực thi luật trong lĩnh vự thương mại; tổ chức các cuộc điều tra các hành vi cản trở cạnh tranh như: độc quyền, sáp nhập, các thoả thuận hành động; và thực hiện các biện pháp kiểm soát khác trong lĩnh vực cạnh tranh và gian lận thương mại.

TFTC được tổ chức thành các ban và các văn phòng: Ban Kế Hoạch; Ban Nghiệp vụ Luật; Phòng Hành chính; Phòng Tuyển dụng nhân sự; Phòng Kế toán; Phòng Thống kê và Phòng tổ chức. Ngoài ra, TFTC mới có thêm 3

trung tâm dịch vụ thông tin bao gồm: Trung tâm dịch vụ FTC, Trung tâm Dịch vụ khu vực phía Nam Đài Loan, Trung tâm nghiên cứu và thông tin chính sách cạnh tranh.

2.2- Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Đài Loan

Cơ sở pháp lý quản lý TTKT ở Đài Loan gồm các Luật Thương mại lành mạnh; các hướng dẫn thực thi Luật Thương mại lành mạnh; các chính sách về cạnh tranh khác do TFTC ban hành.

Ngày 04/02/1991: Luật Thương mại công bằng của Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa được thông qua và có hiệu lực chính thức đã được áp dụng ở Đài Loan.

Tháng 01 năm 1999, Luật Thương mại công bằng được sửa đổi lần đầu tiên.

Tháng 04 năm 2000, Luật được sửa đổi lần thứ hai.

Ngày 18/08/2000: TFTC ban hành văn bản hướng dẫn sáp nhập đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngày 06/02/2002, Luật thương mại lành mạnh đã được sửa đổi quy định về thông báo TTKT.

Ngày 06/07/2006: TFTC ban hành Hướng dẫn quá trình thông báo TTKT.

2.3- Công tác quản lý TTKT ở Đài Loan

Công tác quản lý TTKT ở Đài Loan được đánh giá là hết sức nghiêm minh. TFTC có quyền lực rất mạnh không chỉ trong quản lý TTKT. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, TFTC đã có rất nhiều biện pháp cải tiến các quy định, chính sách để thúc đẩy môi trường cạnh tranh công. Cụ thể là:

Thứ nhất, để thực thi nhiệm vụ bảo vệ và thúc đẩy môi trường cạnh tranh, TFTC luôn chú trọng tới việc thiết lập một hệ thống thương mại công bằng phát triển toàn diện. Bằng việc ban hành những văn bản sửa đổi như các

Hướng dẫn sửa đổi, các quy định mới phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế. Chẳng hạn như gần đây, TFTC vừa đưa ra một “hệ thống ngưỡng thông báo TTKT đôi cao và thấp” thay cho hệ thống ngưỡng thông báo TTKT đơn như trước đây. Vì vậy, việc kiểm soát TTKT đã trở nên rõ ràng, cụ thể hơn, phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế.

Thứ hai, TFTC luôn đẩy mạnh việc thực thi Luật Thương mại công bằng. Đồng thời TFTC luôn lấy nguyên tắc “khuyến khích thích hợp hơn là trừng phạt” làm nguyên tắc đưa khi đưa ra các chính sách để bảo vệ và thúc đẩy môi trường cạnh tranh công bằng. TFTC vẫn đang tiếp tục hoàn thiện những khái niệm về thương mại công bằng thông qua những ngành, những lĩnh vực khác nhau. Việc này giúp cho các quy định, chính sách quản lý TTKT thống nhất với các quy định quản lý ngành.

Thứ ba, để thực hiện chức năng kiểm soát các vụ TTKT, TFTC sử dụng nguyên tắc “xem xét khả năng cản trở cạnh tranh công bằng” là nguyên tắc cơ bản để đưa ra quyết định có cho phép TTKT hay không. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, TFTC còn tiến hành phân tích kinh tế các vụ TTKT và đưa ra các quyết định theo “nguyên tắc hợp lý” giữa tác động kinh tế và khả năng cản trở cạnh tranh của vụ TTKT.

Thứ tư, khi thực thi chức năng xét xử một hành vi vi phạm, TFTC sẽ căn cứ vào kết quả làm tăng hay giảm sự cạnh tranh trên thị trườn mà hành vi vi phạm gây ra và trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan để đưa ra các quyết định xử lý.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy môi trường cạnh tranh công bằng, TFTC đã tham gia các dự án phát triển thương mại và hợp tác quốc tế; thực hiện các cam kết song phương về cạnh tranh với các nước khác...

Như vậy, có thể nói, công tác quản lý TTKT ở Đài Loan có nhiều ưu điểm cần được học hỏi. Đó là các quy định pháp lý rõ ràng; sự thực thi quyền

lực quản lý một cách triệt để của TFTC; cùng với sự sự linh hoạt trong việc vận dụng các nguyên tắc quản lý...

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 59 - 62)