Giai đoạn2 (Từ năm 2005 đến nay): xu hướng tăng TTKT với các hình thức mua bán sáp nhập doanh nghiệp là chủ yếu.

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 65 - 67)

I- Thực trạng TTKT ở Việt Nam

2-Giai đoạn2 (Từ năm 2005 đến nay): xu hướng tăng TTKT với các hình thức mua bán sáp nhập doanh nghiệp là chủ yếu.

hình thức mua- bán sáp nhập doanh nghiệp là chủ yếu.

Từ năm 2005- sau khi Luật Cạnh tranh được thông qua, hoạt động TTKT ở Việt Nam có xu hướng tăng lên cả về số vụ và tổng giá trị các vụ giao dịch. Xu hướng này được thể hiện khá rõ trong Hình 3.1- một thống kê của hãng tư vấn kiểm toán Pricewaterhouse Cooper về các vụ mua bán sáp nhập được công bố ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây.

Hình 3.1- Thống kê các vụ mua bán, sáp nhập được công bố tại Việt Nam

Nguồn: Pricewaterhouse Cooper (7/2008).

Quan sát Hình 3.1, có thể nhận thấy: các vụ mua- bán, sáp nhập ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay có xu hướng giảm vào những tháng đầu năm

tăng đột biến vào những tháng giữa và cuối năm. Đặc biệt, những tháng Quý III năm 2007 tổng giá trị giao dịch tăng cao ở mức kỷ lục (trên 700 triệu USD) với tổng số vụ mua- bán, sáp nhập lên tới khoảng 20 vụ. Trong 6 tháng đầu năm 2007, tại Việt Nam đã có 46 vụ giao dịch sáp nhập và mua lại doanh nghiệp với tổng giá trị giao dịch lên tới 626 triệu USD, tăng gấp đôi so với tổng giá trị giao dịch năm 2006 và gấp 15 lần so với cùng kỳ năm 2006. Đến cuối năm 2007, số vụ TTKT tăng lên so với đầu năm, nâng tổng số vụ giao dịch trong năm 2007 lên 113 vụ với giá trị giao dịch cả năm đạt kỷ lục là 1.753 tỷ USD. Đây là một con số kỷ lục trong lịch sử TTKT ở Việt Nam. Và về cơ bản TTKT có xu hướng tăng lên theo các năm.

Về hình thức TTKT: TTKT chủ yếu diễn ra dưới hình thức liên doanh, mua- bán, sáp nhập chứ rất ít các trường hợp tập trung kinh tế dưới hình thức hợp nhất- một hình thức TTKT cao hơn, đòi hỏi trình độ quản quản trị và hợp tác cao giữa các doanh nghiệp tham gia.

Về mức độ TTKT của các doanh nghiệp trong nước: mức độ tập trung không đồng đều giữa các ngành.

Bảng 3.1- 20 Ngành có mức độ TTKT cao nhất trong năm 2006 theo CR3

Ngành CR3 Ngành CR3

Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 65 - 67)