Giai đoạn2 (191 6 1929): Làn sóng sắp xếp lại để đạt hiệu quả theo quy mô TTKT theo chiều dọc hướng tới độc quyền nhóm

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 36 - 37)

I- Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

1- Tổng quan về TTKT ở Hoa Kỳ

1.2- Giai đoạn2 (191 6 1929): Làn sóng sắp xếp lại để đạt hiệu quả theo quy mô TTKT theo chiều dọc hướng tới độc quyền nhóm

theo quy mô- TTKT theo chiều dọc hướng tới độc quyền nhóm

Làn sóng TTKT thứ hai này xuất hiện do sự bùng nổ nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Bên cạnh đó, không thể không đề cập tới nguyên nhân về công tác quản lý TTKT ở Hoa Kỳ. Chính phủ đã có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp cùng hợp tác trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và trong thập niên 1920 chính sách này vẫn được duy trì. Chính sách này đã khuyến khích, thúc đẩy các vụ TTKT theo chiều dọc và hình thành các nhóm độc quyền.

TTKT ở Hoa Kỳ giai đoạn này có ba đặc điểm sau:

Thứ nhất, số lượng các nhà độc quyền giảm, nhưng độc quyền nhóm lại tăng.

Thứ hai, TTKT chủ yếu là các vụ sáp nhập theo chiều dọc và hình thành các tập đoàn lớn.

Thứ ba, các vụ sáp nhập chủ yếu diễn ra trong các ngành kim loại cơ bản, hoá dầu, thực phẩm, hoá chất và thiết bị giao thông.

Xu hướng TTKT này đã tạo những sự phát triển mới về khoa học công nghệ. Hệ thống giao thông được cải thiện và xây dựng mới đặc biệt là trong ngành đường sắt. Mạng lưới truyền thanh cũng ngày càng phát triển đa dạng và chất lượng tốt hơn.

Tuy nhiên, việc hình thành các tập đoàn tư bản có quy mô lớn và các nhóm độc quyền đã gây ra những hạn chế cạnh tranh đáng kể với những hành vi hạn chế cạnh tranh đa dạng hơn. Vì vậy, năm 1914, chính phủ đã ban hành Đạo Luật Clay ton, bổ sung thêm các hành vi hạn chế cạnh tranh để quản lý chặt chẽ hành vi của các nhóm doanh nghiệp độc quyền. Bên cạnh đó, Đạo Luật Uỷ ban Thương mại Liên bang cũng được ban hành nhằm chống lại các

tập đoàn tư bản lũng đoạn. Đạo Luật Sherman vẫn tiếp tục được thực thi nghiêm túc. Sự quản lý chặt chẽ của chính phủ đã hạn chế được những hành vi hạn chế cạnh tranh của các nhóm độc quyền, các tập đoàn tư bản.

Cùng với các quy định quản lý đó, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ ngày 29/10/1929 đã kết thúc làn sóng TTKT theo hướng hình thành các nhóm độc quyền.

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w