I- Thực trạng TTKT ở Việt Nam
100 Nghiên cứu khoa học và phát triển
54,47 Bưu chính và chuyển phát 80,45 Hoạt động xuất bản 51,
Bưu chính và chuyển phát 80,45 Hoạt động xuất bản 51,47
Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh tính toán từ dữ liệu của TCTK
Quan sát Bảng 3.1, có thể thấy mức độ TTKT trong một số ngành rất cao. Có tới sáu ngành có chỉ số CR3 trên 95%. Đây là chỉ số phản ánh mức độ tập trung thị trường rất lớn, thị trường chỉ có một vài doanh nghiệp hoạt động. Đặc biệt là ngành Xử lý ô nhiễm và quản lý chất thải khác, thị trường chỉ có 3
doanh nghiệp lớn nhất chiếm gần như toàn bộ thị phần trên thị trường (CR3 ~ 100%).
Số liệu tổng hợp về chỉ số HHI của các ngành cũng cho kết quả tương tương tự.
Bảng 3.2- Các ngành có mức độ TTKT cao nhất theo HHI
Ngành Số DN HHI
Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải
khác 10 9877,14
Hoạt động dịch vụ thông tin 65 7960,98 Hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung 11 6935,25 Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên 7 6472,62 Hoạt động phát thanh, truyền hình 30 5239,62 Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí 91 3605,00 Thoát nước và xử lý nước thải 25 3519,14
Viễn thông 354 3438,07
Hoạt động của các hiệp hội, tổ chức khác 7 3364,26 Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tang 6 3335,10
Vận tải hàng không 13 3074,20
Nghiên cứu khoa học và phát triển 32 3049,06
Bưu chính và chuyển phát 119 2937,99
Hoạt động dịch vụ tài chính 1519 2253,86 Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh tính toán từ dữ liệu của TCTK
Trong bảng 3.2, các ngành đều có chỉ số HHI lớn hơn 1800. Chứng tỏ mức độ tập trung thị trường của các ngành này đều rất cao. Thậm chí có một số ngành có chỉ số HHI cao đến gần 10.000. Tuy nhiên, có sự chênh lệch rât lớn về chỉ số HHI giữa các ngành. Điều này chứng tỏ, mức độ TTKT cao chỉ xảy ra trong một số ngành.
Qua phân tích cả hai bảng 3.1 và 3.2 cho thấy: Các ngành, lĩnh vực có mức độ tập trung cao ( khoảng trên 65%) đều là các lĩnh vực công ích, là các lĩnh vực mà khu vực tư nhân ít đầu tư (xử lý ô nhiễm và quản lý chất thải;
hoạt động thư viện, lưu trữ và bảo tàng; hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung; …) và các ngành đang dần chuyển từ độc quyền nhà nước sang mở cửa cạnh tranh như dịch vụ tài chính, vận tải hàng không, khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên, …
Một số biểu hiện của tập trung kinh tế trong các ngành có mức độ tập trung kinh tế cao là số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường ngành không nhiều và chỉ có một số rất ít các doanh nghiệp lớn chiếm thị phần rất lớn, có khả năng chi phối thị trường. Chẳng hạn như trong ngành khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên có Vietsovpetro là tập đoàn lớn nhất chiếm đến khoảng 78% thị phần trên thị trường ngành hay trong ngành viễn thông, tập đoàn lớn nhất là VNPT chiếm 53% thị phần trên thị trường ngành...
Quá trình TTKT cũng làm thay đổi cấu trúc thị trường của một số ngành. Một số ngành trước năm 2005 mức độ cạnh tranh trên thị trường rất cao. Nhưng đến hết năm 2006, mức độ cạnh tranh trên thị trường giảm đi, mức độ TTKT tăng lên do xuất hiện một vài doanh nghiệp chiếm thị phần lớn chi phối thị trường. Cụ thể là một số ngành như: ngành dệt, ngành phân phối, bán lẻ... (xem bảng 3.3).
Đặc biệt, năm 2008, số vụ TTKT trong ngành phân phối, bán lẻ tăng lên đột biến với các vụ mua- bán, sáp nhập doanh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 3.3- Các ngành có CR3 tăng nhiều nhất
STT Ngành Mức thay
đổi (%)
1 Dệt △183.93%
2 Bán lẻ (trừ xe có động cơ mô tô, xe máy), sửa chữa đồ △70.59%3 Các hoạt động phụ trợ cho vận tải, kinh doanh du lịch △37.63% 3 Các hoạt động phụ trợ cho vận tải, kinh doanh du lịch △37.63%
4 Bán buôn và đại lý (trừ xe có động cơ và mô tô, xe máy) △32.95%5 Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất △26.76% 5 Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất △26.76%
Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh tính toán từ dữ liệu của TCTK
Về cơ cấu sở hữu trong các ngành có mức độ tập trung kinh tế cao: khối doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất (trên dưới 50% số doanh nghiệp), tiếp theo là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 30 – 35% số doanh nghiệp). Các doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm không tới 20% trong số các doanh nghiệp chiếm thị phần lớn. Kết quả đó cũng tương đối dễ hiểu vì tuyệt đại đa số trong số hơn 120.000 doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô vốn điều lệ không quá 10 tỷ đồng (91%) và số lao động thường xuyên không quá 300 người (98,77%). Trong khi đó, chỉ riêng 76 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đóng góp tới 40% giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ trong GDP, 28,8% tổng thu nội địa (không kể thu dầu thô và thuế xuất nhập khẩu).
Như vậy, các ngành có mức độ tập trung kinh tế cao chủ yếu là các ngành có cơ cấu sở hữu của nhà nước khá cao.
Một xu hướng đang diễn ra mạnh trong những năm gần đây là nguồn vốn đầu tư nước ngoài rất lớn đã và đang “chảy vào” Việt Nam trong đó bao gồm cả hình thức đầu tư mới và dưới các hình thức TTKT như: mua bán, sáp nhập, hợp nhất, liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc giữa các doanh nghiệp nước ngoài với nhau; thâu tóm gián tiếp trên thị trường chứng khoán. Đặc biệt là sự đầu tư của các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia vào Việt Nam bằng hình thức mua lại, sáp nhập.
Tuy nhiên các hình thức mua bán, sáp nhập này chỉ chiếm khoảng 20% luồng vốn FDI vào Việt Nam. Còn lại khoảng 80% FDI vào Việt Nam bằng hình thức đầu tư mới. Trong khi 40% - 60% nguồn vốn FDI vào các nước
đang phát triển khác ở châu Mỹ Latinh là thông qua mua bán, sáp nhập và con số này ở các nước phát triển là từ 80% - 100%.
Các vụ sáp nhập, mua lại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào một số ít ngành như: tài chính - ngân hàng, hàng không, thực phẩm và nước giải khát.
Bảng 3.5- Thống kê các vụ sáp nhập của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo ngành
STT Ngành Số dự án % số dự án Vốn đầu tư % vốn đầu tư 1 Công nghiệp thực phẩm 5 10.87 423,651,000 46.60 2 Công nghiệp nặng 15 32.61 232,907,293 25.62 3 Nông – Lâm nghiệp 7 15.22 132,774,000 14.61 4 Công nghiệp nhẹ 9 19.57 66,530,000 7.32 5 Xây dựng 3 6.52 22,245,000 2.45 6 Tài chính – Ngân hàng 2 4.35 17,150,000 1.89 7 Khách sạn – Du lịch 1 2.17 7,500,000 0.83 8 Dịch vụ 3 6.52 5,120,000 0.56 9 Thuỷ sản 1 2.17 1,150,000 0.13 Tổng số 46 100 909,027,293 100
Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu tổng hợp của Cục Quản lý cạnh tranh
Thời gian qua, xu hướng các vụ sáp nhập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ngày càng có quy mô lớn hơn, đang dần hình thành các doanh nghiệp chiếm thị phần lớn, tạo sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước.
Các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức mua lại, sáp nhập này chủ yếu là các công ty đến từ châu Á.
Trong số 46 vụ TTKT nửa đầu năm 2007, có tới 30 vụ TTKT có yếu tố nước ngoài (chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài mua lại các doanh
nghiệp trong nước). Trong đó, các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp đến từ các nước châu Á với 22 trong số 30 vụ (chiếm 73,33 % số vụ TTKT có yếu tố nước ngoài) và đặc biệt là từ Singapore.
Như vậy, TTKT có yếu tố nước ngoài đang chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các vụ và cả giá trị giao dịch TTKT của cả nước và nó cũng có những nét đặc thù.
Đặc biệt, hoạt động TTKT ở Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện các vụ mua lại giữa các công ty 100% vốn nước ngoài với nhau (trong lĩnh vực bất động sản). Đó là vụ Savills Vietnam mua lại toàn bộ chi nhánh của Chesterton Petty cùng kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.
Gần đây, trên thị trường xuất hiện sự kết hợp sâu rộng của các tập đoàn tài chính- ngân hàng nước ngoài và các tổng công ty nhà nước với các tổng công ty lớn trong một số ngành khác như: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, ... và xu hướng các tập đoàn, các tổng công ty mua lại các ngân hàng các ngân hàng nhỏ để tham gia sâu rộng và trực tiếp vào thị trường tài chính. Một ví dụ điển hình là sự hợp tác của ngân hàng 100% vốn nước ngoài mới được thành lập tại Việt Nam năm Standard Chartered với ngân hàng Công thương Việt Nam Vietinbank. Thoả thuận hợp tác của 2 ngân hàng này trị giá 600 triệu USD trong nhiều lĩnh vực như: thanh toán, cho vay liên ngân hàng, bảo lãnh trái phiếu, huy động vốn, ...
Sự xuất hiện các giao dịch có mục đích thâu tóm trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích tham gia vào quá trình điều hành, quản lý các doanh nghiệp bị thâu tóm. Một số hãng thực hiện các hành vi thâu tóm này là Tập đoàn ngân hàng ANZ, tập đoàn tái bảo hiểm Swiss Reinsurance Group, ngân hàng Deutsche Bank, ... Chính hoạt động này đã làm tăng tỷ lệ sở hữu nước
ngoài trong các doanh nghiệp mà cổ phiếu của họ có giá trị vốn hoá lớn, tính thanh khoản cao. Tỷ lệ này thường lên tới gần 30% đối với các ngân hàng niêm yết và 40% đối với các doanh nghiệp niêm yết khác.
Như vậy, TTKT ở Vịêt Nam trong giai đoạn hiện nay đang có xu hướng tăng lên cả về mức độ tập trung thị trường và số vụ, tổng giá trị giao dịch. Tuy nhiên, có một đặc điểm rất tích cực đó là hầu hết các vụ tập trung kinh tế đều vì mục tiêu phát triển mang tính chiến lược và có sự hợp tác giữa các bên tham gia. Chính vì vậy, có thể đánh giá hoạt động TTKT ở Việt Nam thời gian qua chưa xuất hiện những vấn đề quá phức tạp. Đó chính là một bức tranh tổng thể về TTKT ở Việt Nam thời gian qua. Vậy, Việt Nam đã quản lý TTKT như thế nào?