Công tác quản lý TTKT ở Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 44 - 47)

I- Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

2.3-Công tác quản lý TTKT ở Hoa Kỳ

2- Quản lý TTKT ở Hoa Kỳ

2.3-Công tác quản lý TTKT ở Hoa Kỳ

Công tác quản lý TTKT ở Hoa Kỳ có sự giới hạn chức năng, nhiệm vụ của hai cơ quan quản lý TTKT như sau:

Uỷ ban Thương mại liên bang FTC thực hiện chức năng rà soát các vụ TTKT; tiến hành điều tra các vụ việc TTKT có khả năng gây hạn chế cạnh tranh; xử lý và đưa ra các quyết định hành chính đối với các trường hợp vi phạm TTKT mang tính dân sự.

Cục Chống độc quyền DoJ- Bộ Tư pháp thực hiện chức năng truy tố và xét xử các hành vi vi phạm về TTKT (cả các hành vi dân sự và hình sự).

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi các chức năng đó, giữa FTC và DoJ đã có sự phối thực hiện trên cơ sở các Đạo Luật và các Hướng dẫn đã ban hành.

Khi các doanh nghiệp tham gia TTKT nộp hồ sơ thông báo TTKT tới FTC và DoJ. FTC sẽ phối hợp với DoJ tổ chức một cuộc điều tra và tiến hành phân tích vụ việc trước khi đưa ra quyết định có cho phép TTKT hay không. Đồng thời, FTC cũng sẽ yêu cầu các cơ quan quản lý ngành cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc. Những điều tra, phân tích của FTC và DoJ dựa trên ba căn cứ chính như sau:

Thứ nhất:Ngưỡng thông báo TTKT. Trong đó có phân biệt “ngưỡng về quy mô” và “ngưỡng về quy mô giao dịch” được quy định rất cụ thể trong Luật chống độc quyền của Hoa Kỳ. Ngưỡng về quy mô có thể tính theo doanh

thu thuần hoặc theo tài sản. Nếu một bên trong vụ thâu tóm có doanh thu thuần hàng năm hoặc tổng tài sản từ 100 triệu USD trở lên và bên kia có doanh thu thuần hàng năm hoặc tổng tài sản từ 10 triệu USD trở lên thì giao dịch bắt buộc phải được thông báo. Ngưỡng về quy mô giao dịch được tính toán theo giá trị chứng khoán và tài sản có quyền bỏ phiếu có thể sẽ được nắm giữ sau vụ thâu tóm. Nếu do kết quả của giao dịch, số cổ phiếu có quyền bỏ phiếu và/hoặc tài sản của bên bên bị mua được chuyển sang cho bên mua có giá trị hơn 50 triệu USD (theo Đạo Luật HSR trước sửa đổi năm 2001, ngưỡng này là 15 triệu USD) hoặc nếu do kết quả của giao dịch, tổng số cổ phiếu và/hoặc tài sản có quyền bỏ phiếu mà bên thâu tóm nắm giữ của bên bị thâu tóm có giá trị lớn hơn 200 triệu USD, bất kể ngưỡng quy mô các bên có đáp ứng hay không, vụ giao dịch đó bắt buộc phải thông báo. Tuy nhiên, đối với các vụ thâu tóm tài sản của các doanh nghiệp nước ngoài, ngưỡng thông báo TTKT sẽ là doanh thu tạo ra tại hoặc vào thị trường Hoa Kỳ đạt từ 25 triệu USD trở lên.

Các ngưỡng thông báo TTKT này của Hoa Kỳ có thể nói là rất chặt chẽ, cách xác định cũng rất rõ ràng.

Thứ hai:Các trường hợp miễn trừ. Có bảy trường hợp như sau:

+ Thâu tóm các hàng hóa xác định và bất động sản trong quá trình kinh doanh thông thường.

+ TTKT dưới hình thức Thâu tóm chứng khoán có quyền bỏ phiếu “chỉ với mục đích đầu tư” nếu do kết quả của vụ thâu tóm, bên thâu tóm sẽ nắm từ 10% trở xuống chứng khoán có quyền bỏ phiếu của bên được thâu tóm (bất kể giá trị đầu tư).

+ Thâu tóm chứng khoán có quyền bỏ phiếu khi đã nắm giữ trên 50% cổ phần trong bên bị thâu tóm.

+ Thâu tóm chứng khoán không có quyền bỏ phiếu (chẳng hạn, trái phiếu, tài sản cầm cố và hợp đồng tín thác).

+ Các giao dịch trong nội bộ công ty. + Cổ tức và phân tách cổ phiếu.

+ Các vụ thâu tóm nhất định được tiến hành do công ty bảo lãnh, công ty tín dụng, công ty bảo hiểm và các nhà đầu tư thể chế.

Thứ ba: Chỉ số HHI:

Nếu HHI < 1000 và ∆HHI <50: Vụ TTKT được thực hiện.

Nếu 1000 < HHI < 1800 và ∆HHI > 100: Rà soát lại vụ TTKT đó. Nếu HHI > 1800 và ∆HHI > 100: Vụ TTKT gây hạn chế cạnh tranh và có thể bị cấm.

Nếu căn cứ vào chỉ số HHI, kết quả điều tra cho thấy: Vụ TTKT có thể gây hạn chế cạnh tranh hoặc cần được rà soát lại. Khi đó, FTC và DoJ sẽ đưa ra “yêu cầu thứ hai” về nộp hồ sơ bổ sung hoặc các yêu cầu cung cấp thêm các thông tin khác đối với các bên tham gia TTKT.

Nếu FTC và DoJ đưa ra kết luận rằng vụ TTKT gây hạn chế cạnh tranh nhưng không thuộc trường hợp miễn trừ, FTC và DoJ sẽ tiến hành đàm phán với các bên tham gia TTKT về các biện pháp khắc phục những tác động hạn chế cạnh tranh nếu vụ TTKT được tiến hành. Nếu không có một biện pháp khắc phục nào được thống nhất thông qua cuộc đàm phán, vụ TTKT sẽ bị phản đối. Tuy nhiên, FTC và DoJ đều không có quyền đình chỉ vụ TTKT đó mà phải đưa vụ việc ra Toà án liên bang để tạm đình chỉ và phải chứng minh giao dịch đó có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể hoặc có xu hướng dẫn tới độc quyền theo Đạo luật Clayton.

Như vậy, quá trình tổ chức điều tra một vụ việc TTKT ở Hoa Kỳ luôn có sự phối hợp giữa hai cơ quan quản lý TTKT là FTC và DoJ. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý ngành giữ vai trò hỗ trợ cho các cuộc điều tra đó.

Ngoài việc thực thi nhiệm vụ điều tra các vụ TTKT, FTC còn tổ chức “tham vấn không chính thức” cho các doanh nghiệp trước khi họ đưa ra các quyết định quản lý ngành. Điều này đã giúp hạn chế các vụ TTKT vi phạm

pháp luật chống độc quyền, giúp tránh được những thiệt hại cho nền kinh tế cũng như những chi phí phải khắc phục hậu quả của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp tiến hành TTKT vi phạm pháp luật chống độc quyền. Minh chứng bằng số vụ việc bị phản đối trong quá trình tham vấn.

Để nâng cao hiệu quả quản lý TTKT, Cục Kinh tế trực thuộc FTC còn tiến hành phân tích các tác động kinh tế của các vụ TTKT và các chính sách của Uỷ ban về TTKT. Các phân tích này sẽ giúp đảm bảo sự linh hoạt trong công tác quản lý TTKT, giúp Uỷ ban có thêm những căn cứ trong các quyết định điều chỉnh chính sách.

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 44 - 47)