QUAN ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC KINH TÉ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu kinh tế hợp tác trong nông nghiệp (Trang 58 - 62)

KINH TÉ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP.

3.1. Quan điểm hoàn thiện các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. nghiệp.

- Thứ nhất: Phát triển kinh tế hợp tác phải gắn với mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế.

Việc phát triển các hình thức kinh tế hợp tác phải nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp hoạt động, phát triển sản xuất chủ động hội nhập quốc tế. Vì vậy, để có các hình thức kinh tế hợp tác phù hợp cần gắn với mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, đó là xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững dựa trên sự khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi vùng gắn với nhu cầu thị trường. Vì thế, kinh tế hợp tác, hợp tác xã phải tăng sức mạnh cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại để kinh tế nông hộ và trang trại tăng cường sản xuất hàng hóa.

- Thứ hai: Phát triển kinh tế hợp tác trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN dưới sự quản lí của Nhà nước

Hiện nay chúng ta đang tồn tại 6 thành phần kinh tế. Mỗi thành phần kinh tế có những mặt mạnh yếu khác nhau, những lợi thế khác nhau. Nếu chúng ta biết khai thác lợi thế của các thành phần kinh tế thì sự hợp tác mới thực sự phát huy hết thế mạnh của nó. Tuy nhiên, các tổ chức kinh tế hợp tác của chúng ta đều với xuất phát điểm thấp, nay hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chúng ta không tránh khỏi những khó khăn, vì vậy cần có sự giúp đỡ của Nhà nước nhưng tuyệt đối tránh ỷ lại vào sự giúp đỡ đó. Mặt khác, hiện nay mô hình hợp tác xã kiểu mới đang được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, trước những thách thức của thị trường với nhiều cạnh tranh gay gắt, thành phần kinh tế tập thể này cần có sự liên kết hệ thống mới có thể phát huy lợi thế của nó một cách hiệu quả.

- Thứ ba: Phát triển và hoàn thiện kinh tế hợp tác trên cơ sở tôn trọng các mục tiêu, nguyên tắc của quá trình hợp tác và theo đúng Luật hợp tác xã.

Tiến trình hợp tác hóa của Việt nam thời gian qua có nhiều mặt được và chưa được, do đó cần tuân thủ nguyên tắc hợp tác hóa. Trước hết, các tổ chức kinh tế hợp tác phải do nhu cầu của các thành viên, tránh gò ép, cưỡng chế. Bên cạnh đó, việc đảm bảo nguyên tắc cùng có lợi (đảm bảo lợi ích của người lao động, kết hợp hài hòa với lợi ích của hợp tác xã và xã hội) cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của tổ chức này.

Ngoài ra, cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện quá trình chuyển đổi hợp tác xã theo đúng luật hợp tác xã. Việc hoàn thiện các hợp tác xã phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tôn trọng nguyện vọng của nông dân. Tránh mọi sự gò ép để

chạy theo phong trào, tránh mọi sự chuyển đổi hình thức, tuân thủ nghiêm mọi quy định, mọi điều luật của Nhà nước.

- Thứ tư: Phát triển và hoàn thiện các hình thức kinh tế hợp tác trên cơ sở tôn trọng tính độc lập, tự chủ của kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình.

Mọi sự áp đặt đều không mang lại kết quả mong muốn. Thực tế nền kinh tế kế hoạch hóa của chúng ta trước đây cũng đã chứng minh cho kết luận trên. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng: nếu xóa bỏ tính tự chủ của kinh tế hộ và trang trại gia đình đều không mang lại hiệu quả ví như mô hình „công xã nhân dân“ của Trung quốc, còn thừa nhận kinh tế gia đình đã tạo ra được những bước phát triển mạnh cho nền nông nghiệp: chủ trương „khoán hộ“ trong nông nghiệp của Trung quốc đã mang lại những bước phát triển đáng kể cho nông nghiệp. Thực tế cũng chỉ ra, nhu cầu hợp tác là nhu cầu tất yếu, nó nảy sinh từ các hoạt động sản xuất. Chính vì vậy, chúng ta cần tạo mọi điều kiện cho quá trình hợp tác diễn ra thuận lợi, không can thiệp sâu vào ý tưởng hợp tác của các thành viên.

- Thứ năm: Phát triển đa dạng các loại hình kinh tế hợp tác từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp gồm tổ, nhóm hợp tác, tổ hội nghề nghiệp, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã, các loại hình hợp tác đa ngành, đa thành phần kinh tế. Thực tiễn quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam đã cho chúng ta những bài học qúy báu: mọi sự đốt cháy giai đoạn khi chưa đủ những điều kiện hội tụ đều không mang lại kết quả mong đợi và thậm chí còn phản tác dụng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần quán triệt quan điểm hợp tác đa dạng từ thấp lên cao, nó không có nghĩa là các hình thức hợp tác cứ phải đi dần từng bước mà tùy thuộc khả năng của các chủ thể để lựa chọn hình thức hợp tác cho phù hợp. Như vậy cùng lúc, cùng nơi, cùng chủ thể vẫn có thể diễn ra các hình thức, các tổ chức kinh tế hợp tác khác nhau.

- Thứ sáu: Phát triển các mối quan hệ liên kết, hợp tác theo ngành và theo vùng lãnh thổ, không chỉ chú trọng hợp tác trong từng địa phương, trên phạm vi toàn quốc mà còn chú trọng quan hệ hợp tác trên toàn thế giới.

Nếu mỗi tổ chức kinh tế hợp tác do tập hợp các thành viên thành lập ra nhằm hỗ trợ, tăng sức mạnh và năng lực kinh tế của mỗi thành viên và để nâng cao vị thế của họ trên thị trường thì tập hợp các tổ chức nhỏ lẻ đó lại sẽ tạo nên sức mạnh lớn hơn. Những gì mà từng hợp tác xã không làm được hoặc làm được nhưng không hiệu quả thì liên hiệp các hợp tác xã sẽ làm được như dịch vụ đầu vào, đầu ra, xúc tiến thương mại trên phạm vi vùng hay toàn quốc, thậm chí trên thế giới. Ngoài ra, với những nhu cầu đặc biệt, các hợp tác xã có thể cùng nhau góp vốn để lập ra các doanh nghiệp liên kết đặc biệt để phục vụ chính mình như doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tin học. Tương tự như trong kinh doanh, từng tổ chức còn có những nhu cầu phi kinh doanh như đào tạo, tư vấn thuế, tư vấn pháp lí... Các vấn đề này sẽ được thực hiện hiệu quả nhất nhờ sự liên kết, hợp tác giữa các hợp tác xã thông qua Liên minh hợp tác xã ở địa phương hoặc Trung ương.

Bên cạnh đó, thông qua Liên minh hợp tác xã quốc tế và Liên minh hợp tác xã Việt Nam, chúng ta có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong phong trào hợp tác xã quốc tế, nâng cao trình độ nhận thức cho các thành viên, từ đó lựa chọn những phương thức hợp tác hiệu quả, thích hợp.

Nhiều nhà nghiên cứu và nhà kinh tế đã khẳng định Nông nghiệp muốn phát triển bền vững thì phải liên kết bởi nông nghiệp có những đặc điểm rất quan trọng. Ngoài những liên kết giữa các tổ chức hợp tác xã, liên kết giữa các thành phần kinh tế với nhau còn rất chú ý liên kết “hỗn hợp“ 4 nhà, trong đó dặc biệt chú trọng vai trò của „nhà đầu tư“. Tuy nhiên, việc liên kết phải xuất phát từ những nhu cầu khách quan của các chủ thể.

- Thứ bảy: Nâng cao vai trò, hiệu quả sự giúp đỡ của Nhà nước với các tổ chức kinh tế hợp tác, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức kinh tế hợp tác, đặc biệt giữa các tổ chức kinh tế hợp tác khác với kinh tế nhà nước, coi trọng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn.

Trong các tổ chức kinh tế hợp tác, ngoài tổ chức kinh tế hợp tác có thành phần kinh tế Nhà nước, nhìn chung, các tổ chức kinh tế hợp tác trong nông thôn chủ yếu là sự góp sức của những người lao động mà tiềm lực kinh tế có nhiều hạn chế, có nhiều khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất. Sự giúp đỡ của Nhà nước là vô cùng quan trọng để các tổ chức kinh tế này có thể phát huy tác dụng của mình.

Bên cạnh đó, trong nông thôn không phải chỉ có duy nhất ngành nông nghiệp mà còn có nhiều ngành nghề phi nông nghiệp khác, do đó, sẽ là không hiệu quả nếu không khai thác các ngành khác ngoài nông nghiệp. Đặc biệt, với sự phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc dư thừa lao động nông nghiệp là tất yếu. Điều này đòi hỏi phải phát triển toàn diện các ngành khác ngoài nông nghiệp để khai thác triệt để lợi thế của mỗi vùng sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Đồng thời cần phát triển các ngành chế biến, bảo quản sau thu hoạch cho nông nghiệp được tốt hơn.

- Thứ tám: Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ hợp tác xã và lao động nông thôn, coi trọng vai trò tác động của khoa học công nghệ với sản xuất nông nghiệp.

Lịch sử phát triển hợp tác xã của Việt Nam đã cho chúng ta những bài học bổ ích về vai trò của cán bộ quản lí. Trong quá trình phát triển hợp tác xã, chúng ta đã có những bước đi hợp quy luật nhưng chưa phù hợp với trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nên đã không đạt mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, trong giai đoạn mới này, việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ sẽ là vấn đề then chốt để các tổ chức kinh tế hợp tác thực sự phát huy vai trò của mình.

Bên cạnh đó, trình độ dân trí cũng là vấn đề không thể xem nhẹ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, chúng ta sẽ bị tụt hậu và thậm chí lệ thuộc nếu chúng ta không đủ trình độ tiếp thu những tiến bộ, văn minh của nhân loại.

3.2. Biện pháp hoàn thiện các hình thức kinh tế hợp tác mới

Từ thực trạng phát triển các hình thức kinh tế hợp tác mới và những quan điểm, định hướng về hoàn thiện các hình thức kinh tế hợp tác đã nêu trên, việc hoàn thiện các hình thức kinh tế hợp tác cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề, tuy nhiên, trước mắt cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người lao động về hợp tác xã và kinh tế hợp tác.

Mặc dù hợp tác kinh tế là tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội nhưng thực tế một số tồn tại trong quá trình phát triển các hình thức kinh tế hợp tác của chúng ta trong thời gian qua phần nào đã làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của nó. Chính vì vậy, việc tuyên truyền cho người lao động nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của hợp tác và các tổ chức kinh tế hợp tác là rất cần thiết. Đồng thời cũng cần làm rõ thêm bài học về những nguyên nhân làm hạn chế đến tính hiệu quả của các tổ chức này. Có như vậy mới tránh lặp lại những sai lầm đã mắc phải. Điều này không hề mâu thuẫn với nguyên tắc tự nguyện mà chỉ củng cố thêm lòng tin của người lao động, để từ đó thêm quyết tâm khi tham gia các tổ chức kinh tế hợp tác mà họ thấy thật sự cần thiết.

Thứ hai: Thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, tạo điều kiện cho kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển

Phát triển kinh tế hàng hóa là đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế thị trường. Nền nông nghiệp của chúng ta thời gian qua mang nặng tính tự cấp tự túc với sự hợp tác giản đơn, quy mô nhỏ. Do đó, sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác để mở rộng quy mô cả về bề rộng và bề sâu để nông nghiệp của chúng ta có thể cạnh tranh được với thị trường thế giới. Sự phát triển nông nghiệp hàng hóa sẽ là tiền đề vật chất cho sự ra đời của các tổ chức kinh tế hợp tác.

- Thứ ba: Xây dựng, lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác phù hợp với từng vùng, từng ngành.

Thực tế Việt Nam đã chỉ cho chúng ta thấy: không thể có mô hình kinh tế hợp tác mẫu cho tất cả các vùng, miền. Mỗi mô hình chỉ có thể phát huy tác dụng với những điều kiện nhất định trong những vùng cụ thể. Việc chúng ta nhân rộng mô hình mẫu đã không mang lại kết quả như mong muốn. Vì vây, tùy theo điều kiện của mỗi địa phương, mỗi ngành để lựa chọn những mô hình thích hợp.

- Thứ tư: Ban hành các chính sách, thể chế hỗ trợ cho kinh tế hợp tác Các tổ chức kinh tế hợp tác đều còn rất non nớt trên thị trường nên cần có sự hỗ trợ về nhiều mặt, trong đó đặc biệt là những vấn đề về chính sách, thể chế. Vấn đề này rất cần thiết, nó tạo ra những hành lang pháp lý an toàn cho các tổ chức kinh tế hợp tác hoạt động. Bên cạnh đó, nó còn góp phần tháo gỡ những khó khăn cho các tổ chức kinh tế hợp tác như chính sách xóa nợ với các hợp tác xã, chính sách ruộng đất, chính sách tài chính...

- Thứ năm:Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là thành phần kinh tế nhà nước. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các tổ chức kinh tế hợp tác với các tổ chức chính quyền, đoàn thể tại địa phương.

Thành phần kinh tế Nhà nước luôn được coi là thành phần kinh tế quan trọng có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong nhiều năm qua, kinh tế Nhà nước đã là tấm gương cho kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác. Chính vì vậy, việc tăng cường mối liên kết với các thành phần kinh tế và đặc biệt thành phần kinh tế Nhà nước sẽ là điều kiện để khai thác tốt nhất lợi thế của mỗi thành phần kinh tế trong đó những lợi thế của thành phần kinh tế Nhà nước là những lợi thế mà các thành phần kinh tế khác khó đạt được. Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật... phải được tiến hành từ các tổ chức kinh tế Nhà nước, từ nguồn vốn Nhà nước để chuyển tới các hộ thông qua các hợp tác xã. Các hộ, các hợp tác xã không thể làm được điều này bởi không đủ những điều kiện về kinh tế và cả về trình độ.

Các tổ chức kinh tế hợp tác là những tổ chức cơ sở, được quản lý theo ngành dọc từ Trung ương đến cơ sở nên phải gắn với những tổ chức đoàn thể và chính quyền. Sự phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của cá tổ chức kinh tế với các tổ chức đoàn thể cơ sở sẽ giúp cho các tổ chức kinh tế cơ sở phát huy khai thác tốt tiềm lực của mình. Chính quyền địa phương sẽ giúp cho các tổ chức kinh tế hợp tác họat động theo đúng luật pháp thông qua các hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên có tổ chức.

Một phần của tài liệu kinh tế hợp tác trong nông nghiệp (Trang 58 - 62)