NHIỆM VỤ, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu kinh tế hợp tác trong nông nghiệp (Trang 45 - 46)

1. NHIỆM VỤ, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP. TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP.

1.1. Nhiệm vụ, nội dung hoạt động của hình thức kinh tế tập thể (HTX) (HTX)

Trước “đổi mới”, các HTX (mà cụ thể là Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp) có nhiệm vụ chính là sản xuất ra các nông sản phẩm theo kế hoạch để phục vụ cho đời sống nhân dân. Mặc dù đây là tổ chức kinh tế tập thể được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các thành viên nhưng mọi hoạt động của nó vẫn có sự hướng dẫn theo kế hoạch của Nhà nước. Nội dung hoạt động của Hợp tác xã chủ yếu là tổ chức sản xuất theo đúng nhiệm vụ được giao, ngoài ra còn một số hoạt động khác mang tính xã hội.

Sau “đổi mới”, nhiệm vụ của các Hợp tác xã có sự thay đổi đáng kể cho phù hợp với sự ra đời của tổ chức này, Hợp tác xã không quản lí tập trung các tư liệu sản xuất như trước, không điều hành từng khâu công việc, nói cách khác: chức năng chỉ huy đã được thay bằng chức năng dịch vụ cho kinh tế hộ phát triển. Nội dung hoạt động giai đoạn này chủ yếu là tìm kiếm đối tác để làm tốt chức năng dịch vụ cho hoạt động sản xuất của các hộ xã viên như dịch vụ vật tư, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, tổ chức liên kết, liên doanh giữa các hộ xã viên với các đối tác khác.

1.2. Nhiệm vụ, nội dung hoạt động của hình thức kinh tế nhà nước

Trước “đổi mới”, hoạt động của các hình thức kinh tế Nhà nước theo kế hoạch của Nhà nước, chủ yếu là sản xuất ra nông sản phẩm hoặc dịch vụ cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp theo mục tiêu kinh tế - xã hội đã được Nhà nước giao. Cụ thể, các doanh nghiệp lấy nhiệm vụ sản xuất hay dịch vụ cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp làm hoạt động kinh doanh chủ yếu. Trên cơ sở vốn và các tài sản khác vẫn thuộc sở hữu Nhà nước nên các Doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn đó, Nông trường chịu trách nhiệm tòan bộ các khâu sản xuất và phân phối, còn người lao động chịu sự điều hành của Nông trường và nhận thù lao theo mức độ đóng góp lao động.

Sau “Đổi mới”, quan hệ sở hữu của các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước có nhiều thay đổi, do đó, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của nó cũng thay đổi.

Thực chất vấn đề bán vườn cây, bán đàn gía súc cho các hộ cán bộ công nhân viên Nông trường chính là quá trình chuyển sở hữu Nhà nước sang sở hữu tư nhân.

Trong giai đoạn đầu, khi các hộ cán bộ, công nhân viên của Nông trường chưa thanh toán hết giá trị vườn cây, đàn gia súc cho Nông trường thì đó là sở hữu hỗn hợp hay còn gọi là đồng sở hữu. Giai đoạn này, các hộ chịu trách nhiệm quản lí khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch còn Nông trường chịu trách nhiệm quản lí một số dịch vụ như giống, vật tư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Khi quan hệ sở hữu đã chuyển từ sở hữu hỗn hợp sang sở hữu tư nhân, tức là các hộ gia đình đã thanh tóan hết giá trị vườn cây hay đàn gia súc cho Nông trường, lúc này Nông trường chỉ còn nhiệm vụ tiêu thụ hay chế biến sản phẩm cho các hộ gia đình. Tuy sở hữu về vườn cây hay đàn gia súc đã thuộc về tư nhân nhưng các doanh nghiệp vẫn có quyền kiểm soát các tài sản đó. Nhiệm vụ của các Nông trường đã chuyển hẳn sang dịch vụ cho các hộ.

Một phần của tài liệu kinh tế hợp tác trong nông nghiệp (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w