Đặc trưng của nền kinh tế mới toàn cầu hoá

Một phần của tài liệu kinh tế hợp tác trong nông nghiệp (Trang 38 - 40)

4. TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP

4.2. Đặc trưng của nền kinh tế mới toàn cầu hoá

4.2.1. Công nghệ tin học và viễn thông ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế mới toàn cầu hoá

Mức đầu tư vào công nghệ thông tin và viễn thông tăng nhanh (7% GDP của các nước OECD organization for Economic Cooperation and Development) và tăng đầu tư và công nghệ vào các ngành khác. Các nước OECD chiếm 80% tổng sản lượng ICT (infomation and Communication technology) toàn cầu

trong đó Mỹ lớn nhất tới 36% thị phần của OECD. Mỹ đầu tư bình quân 11,2% /năm cho các thiết bị máy móc-nhất là các thiết bị tin học.

4.2.2. Năng cao suất tăng trưởng và tính ổn định của nền kinh tế.

Người ta lấy Mỹ để chứng minh: Từ quý 1/1991 Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng liên tục đến năm 2000 và đã trở thành cuộc tăng trưởng lâu bền nhất lịch sử của nền kinh tế Mỹ (thập niên 1960 là cuộc tăng trưởng lâu bền thứ nhì) Sự khác biệt giữa thập niên 1990 với 1960 là nền kinh tế ngày càng hoạt động tốt hơn, tính ổn định tăng cao hơn.

Kỹ thuật tiên tiến sử dụng máy tính điện tử và Internet đã tối ưu hoá việc quản lý hàng tồn kho trong sản xuất và phân phối. Biên độ dao động hàng tồn giảm nên kinh tế ổn định

Việc phi quy chế hoá và HĐH thị trường tài chính trong lĩnh vực địa ốc đã làm cho cung và cầu trong việc tài trợ địa ốc cân đối nhanh, chu kỳ địa ốc ổn định

Tỷ trọng của dịch vụ trong GDP tăng từ 64% năm 1980 lên 75% năm 1997. Cung và cầu dịch vụ thường cân đối một cách tiệm tiến ít bị chênh lệch đến mức gây ra hâm nóng hay suy thoái kinh tế cũng làm ốn định kinh tế.

4.2.3. NSLĐ tăng cao

Trừ nông nghiệp, NSLĐ Mỹ giảm liên tục từ thập niên 1950-1960 đến giữa thập niên 1990 tăng trở lại

Việc tăng NSLĐ trong những năm gần đây đã giải đáp phần lớn "nghịch lý năng suất" mà một số nhà kinh tế đã đặt ra: từ cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, giới doanh nghiệp Mỹ đã tiến hành tái cấu trúc, tinh giản biên chế và đầu tư rất lớn các trang thiết bị hiện đại và NSLĐ đã phục hồi và tăng trở lại trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các con số thông kê đã không phản ánh được thực tại này: Lý do là khả năng phát huy tác dụng của máy móc trang thiết bị là không tức thì, hơn nữa trong lĩnh vực dịch vụ NS khó tăng nên đã kéo NSLĐ của toàn ngành kinh tế.

4.2.4. Áp lực giảm phát thường xuyên có mặt và trở thành một thuộc tính thường xuyên của nền kinh tế mới toàn cầu hoá

Do tiến bộ vượt bậc trong khoa học, kỹ thuật của công nghệ thông tin đã làm hạ giá thành của những lĩnh vực kinh tế sử dụng công nghệ thông tin

Quá trình phi quy chế hoá trong nhiều lĩnh vực trước đây thuộc độc quyền nhà nước đã làm hạ giá các dịch vụ này.

Cạnh tranh toàn cầu cũng có xu hướng giảm giá sản phẩm

4.2.5. Sự cộng sinh giữa nền kinh tế mới và nền kinh tế cũ.

Do nền kinh tế mới sử dụng lao động có trình độ nên NSLĐ cao hơn và ngày càng cách xa so với lao động giản đơn của nền kinh tế cũ. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự trái ngược trong sử dụng nhân công của 2 nền kinh tế.

Hơn nữa, môi trường kinh doanh và pháp lý cũng có nhiều đổi khác, các dịch vụ mới ít bị trói buộc luật lệ hơn: VD các dịch vụ qua thương mại điện tử không bị trả thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng như trong nền kinh tế cũ. Sự nhẹ và thoáng đó đã giúp cho các công ty phát triển nhanh hơn.

4.2.6. Sự hội tụ của nhiều ngành công nghiệp.

Ngoài các ngành công nghiệp như trong nền kinh tế cũ, các ngành CN tính toán , CN viễn thông, CN thông tin, phát hành phát triển nhanh và mạnh.

4.2.7. Nền kinh tế nối mạng toàn cầu

Các dịch vụ trao đổi, mua bán thông qua mang, các thông tin được phát tán nhanh qua mạng.. đều là những vấn đề hết sức cần thiết . Tuy nhiên, muốn có được hệ thống này, cần có 3 loaị tư bản: vật chất(máy móc, trang thiết bị), con người (giáo dục, đào tạo, trình độ KHKT, khả năng thích ứng, cung cách làm việc) và tư bản xã hội (khả năng kết mạng, chia sẻ tiêu chuẩn và giá trị chung)

4.2.8. Tăng tốc kết quả khi tăng quy mô

Nền kinh tế đang trong bước đầu của quá trình toàn cầu hoá nên khi tăng quy mô dầu tư các trang thiết bị hiện đại sẽ nhanh chóng tăng kết quả.

4.2.9. Quá trình huỷ diệt, sáng tạo: huỷ diệt các doanh nghiệp cũ làm ăn kém hiệu quả, sáng tạo những doanh nghiệp mới với cung cách làm ăn mới.

4.2.10. Sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc:

Theo báo cáo của UNDP tỷ lệ lợi tức tính trên đầu người giữa quốc gia giàu nhất và nghèo nhất ở đầu thế kỷ 19 là 3/1, đến 1900 là 10/1 và nay là 60/1. giá trị tổng sản lượng trên đầu người bình quân là 6000 USD trong đó giàu nhất là 29000 USD ngheò nhất là 500USD.

Một phần của tài liệu kinh tế hợp tác trong nông nghiệp (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w