3. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
3.2. Kinh tế tập thể
Kinh tế tập thể là tổ chức kinh tế do những người lao động tự nguyện góp vốn góp sức để hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật của Nhà nước.
Kinh tế tập thể được thể hiện dưới hình thức HTX như HTX nông nghiệp, HTX thương mại, HTX tiểu thủ công nghiệp... Số HTX nông nghiệp chiếm gần 60% số HTX, vì vậy kinh tế tập thể trong nông nghiệp là bộ phận chủ yếu nền kinh tế tập thể nước ta.
Kinh tế tập thể trong nông nghiệp thu hút được gần hầu hết nông dân ở nông thôn tham gia và đã có thành quả nhất định trong quá trình phát triển HTX. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng khu vực kinh thế tập thể trong nông nghiệp, có nhiều nghị quyết về phát triển kinh tế hợp tác trong nông thôn, có Luật hợp tác xã.
3.2.1. Quá trình phát triển HTX nông nghiệp
Kinh tế tập thể trong nông nghiệp bắt đầu phát triển khá sớm, ngay sau khi Đảng ta tiến hành cải cách ruộng đất. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển của thành phần kinh tế này có rất nhiều khó khăn và đầy biến động.
- Hợp tác xã nông nhiệp bậc thấp - Hợp tác xã nông nghiệp bậc cao - Luật HTX
Những năm gần đây, dưới tác động của đường lối đổi mới, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) cùng với
sự ban hành Luật HTX có sửa đổi, kinh tế tập thể đã có sự chuyển biến tích cực. Mô hình Hợp tác xã kiểu mới đã tạo điều kiện để người lao động có cơ hội phát huy thế mạnh và khắc phục khó khăn của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiều mô hình liên doanh liên kết giữa các hợp tác xã với các tổ chức kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong các ngành, các lĩnh vực, các trình độ khác nhau đã hoạt động có hiệu quả hơn. Đặc biệt, năm 2002, Trung ương Đảng đề ra nghị quyết Trung ương đầu tiên chuyên về phát triển kinh tế tập thể, đó là Nghị quyết 13 BCH Trung ương khóa V,...
Ở nhiều địa phương, các hợp tác xã đã có sự chuyển đổi đáng kể. Nội dung hoạt động của các hợp tác xã sau chuyển đổi thể hiện đã bám sát Điều lệ Hợp tác xã. Các hợp tác xã đều thể hiện sự linh hoạt trong tổ chức cũng như điều hành các hoạt động cụ thể. Do đó, nhiều hợp tác xã đã đạt được kết quả khá cao.
3.2.2. Những thuận lợi, khó khăn thực hiện hợp tác trong thành phần kinh tế tập thể.
Đáp ứng được nguyện vọng của những người nông dân là lực lượng cách mạng trong cách mạng dân tộc dân chủ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sự đầu tư, giúp đỡ của Nhà nước
Chưa thực hiện tốt quy luật quân hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn
3.2.3. Phương hướng đẩy mạnh kinh tế hợp tác trong thành phần kinh tế tập thể.
Chọn mức độ và hình thức hợp tác cho phù hợp (Thực hiện tốt quy luật QHSX phù hợp với LLSX)
Tăng cương vai trò của Nhà nước trong sự phát triển các hình thức hợp tác trong nông thôn
Thực hiện tốt Luật HTX
Nâng cao trình độ của cán bộ HTX