Cơ hội và thách thức với các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hoá

Một phần của tài liệu kinh tế hợp tác trong nông nghiệp (Trang 41)

4. TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP

4.4.Cơ hội và thách thức với các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hoá

mạng từ không đến 98,4 tỷ USD vào năm 1999 trên toàn thế giới. Công ty Dell có doanh thu qua mạng đạt 54 triệu USD/ngày. Việc bán hàng và các trao đổi quảng cáo thông qua trang web đã tạo ra nhiều thay đổi. Vận chuyển bằng container đã giảm đáng kể chi phí vận chuyển.

4.4. Cơ hội và thách thức với các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hoá toàn cầu hoá

4.4.1. Cơ hội của Toàn cầu hóa kinh tế

- Vốn tư bản và công nghệ hiện đại không còn là yếu tố hiếm hoi như trước: Bất cứ quốc gia nào nếu có định chế rõ ràng và những điều kiện thích hợp đều có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để sản xuất hàng hoá với chất lượng cao. Điều đó được chứng minh: lượng FDI đầu tư vào khu vực Châu á- thái bình dương tăng từ 5,4 tỷ USD/năm (giai đoạn 1983- 1986) lên 15,8 tỷ USD (87-90) và 91 tỷ USD (năm 1999)

- Có điều kiện học hỏi kinh nghiệm các nước phát triển và tăng sự bình đẳng trong chào hàng, tiếp thị sản phẩm so với các quốc gia lớn.

4.4.2. Thách thức

- Các nước phát triển như Mỹ và Tây âu tiếp tục tăng suất phát triển nhờ lợi dụng tiềm năng của nền kinh tế mới toàn cầu hoá thì sẽ tăng khoảng cách với các nước đang phát triển: những đòi hỏi của điều kiện cạnh tranh toàn cầu đã khiến cho các nước đang phát triển khó có thể đáp ứng ngay như điều kiện cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực luật lệ, thể chế, định chế.

- HĐH định chế cũng rất cần thiết cho các điều kiện sau khi du nhập vào mỗi quốc gia có thể phát huy tác dụng. Hơn nữa, HĐH cũng làm mất đi khả năng được tham gia lao động của một số lao động có trình độ thấp.

- Sự hạn chế về ngôn ngữ tiếng Anh đã làm cản trở quá trình kinh doanh của DN.

Một phần của tài liệu kinh tế hợp tác trong nông nghiệp (Trang 41)