Giải pháp về lãi suất trong huy động vốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan hệ giữa Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với Nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam docx (Trang 61 - 64)

Thứ nhất: Thực hiện lãi suất huy động theo cung cầu vốn, đảm bảo nguyên tắc lãi

suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào

Lãi suất là công cụ quan trọng để Ngân hàng huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng khác…trong điều kiện giá trị đồng tiền ổn định, kiểm soát được lạm phát, giá cả ít biến động…công cụ lãi suất rất có hiệu quả trong huy động vốn.Do đó cần có lãi suất hợp lý là lãi suất kích thích huy động vốn ngày càng tăng vào ngân hàng nhưng vừa kích thích các chủ thể sử dụng vốn đảm bảo có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Điều này cũng chỉ ra rằng việc chỉ đạo lãi suất trong quan hệ cung cầu vốn hay nói cách khác lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, đảm bảo ngân hàng kinh doanh có lãi, người gửi vốn vào ngân hàng có thu nhập từ lãi suất huy động, người vay cũng chấp nhận được lãi suất vay mà sản xuất kinh doanh đảm bảo có lãi.

Tại khu vực nghiên cứu, theo quy định lãi suất cho vay hộ hiện nay ở mức 1, 05 - 1, 15%/tháng (chưa tính giảm 15% và 30% theo khu vực I, II) và NHNo&PTNT tỉnh chỉ đạo lãi suất huy động ở mức 0, 65 - 0, 72%/tháng là phù hợp. Với nguyên tắc này sẽ tránh tình trạng chạy đua nâng lãi suất huy động, đẩy lãi suất cho vay tăng lên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của kinh tế hộ mà hệ quả tất yếu dẫn đến các chi nhánh không thể mở rộng tín dụng và rủi ro tín dụng càng tăng.

Thứ hai: áp dụng lãi suất kích thích đối với người gửi kỳ phiếu rút tiền trước hạn.

Dù muốn hay không thì việc huy động vốn để cho vay đối với lĩnh vực NNNT nói chung và kinh tế hộ tại khu vực nông thôn miền núi nói riêng không thể tự cân đối trên từng

địa bàn cơ sở, bởi nhu cầu vốn đầu tư trong nông nghiệp phục vụ cho chủ trương CNH-HĐH là rất lớn do điểm xuất phát đi lên từ NNNT là rất thấp, thu nhập đối với người nông dân khu vực miền núi còn quá thấp cho nên khả năng huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư ở khu vực này vào ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay. Mặt khác, ngân hàng chưa tạo lập được một thói quen cho người nông dân gửi tiền vào ngân hàng khi thừa, vay tiền ngân hàng khi thiếu vốn sản xuất-kinh doanh mà hầu như bất cứ người dân nào cũng muốn giữ lại lượng tiền mặt trong túi để chi dùng, số thừa thì cất trữ dưới hình thức vàng, cho nên ngân hàng một mặt phải có chính sách khuyến khích huy động vốn ở thành thị để hỗ trợ cho vay ở nông thôn thông qua tổ chức mạng lưới và cơ chế điều hoà vốn với lãi suất thích hợp.

Đối với NHNo&PTNT, điều mà người gửi tiền quan tâm là khi họ rút tiền trước hạn đối với kỳ phiếu thì họ chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, đây là điều chưa đảm bảo lợi ích cho những người gửi tiền. Vì vậy để khuyến khích người gửi tiền vào ngân hàng, nếu rút trước hạn thì ngân hàng có thể giải quyết cho khách hàng được hưởng lãi suất kỳ hạn liền kề với thời gian đã gửi hoặc nếu quá thời hạn mà người gửi chưa đến rút tiền thì nên cho hộ được hưởng lãi suất kỳ hạn tiềp theo, nếu hộ đến rút đủ thời gian tính lãi suất một kỳ hạn nếu chưa đủ thời hạn thì tính lãi suất không kỳ hạn. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng quan tâm gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất vì quyền lợi được đảm bảo và đây là cơ sở để ngân hàng khơi tăng nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu tín dụng phục vụ cho phát triển nền kinh tế.

3.2.1.2.Tuyên truyền tiếp thị mở rộng mạng lưới

Thứ nhất: Tổ chức huy động vốn phải đáp ứng theo nhu cầu và tâm lý khách hàng.

Dân cư sinh sống tại khu vực miền núi đại bộ phận là người dân tộc thiểu số và phân bố trên phạm vi khá rộng, điều kiện đi lại còn rất hạn chế. Mặt dù đời sống còn khó khăn, song với tính chắt chiu tiết kiệm thì trong mỗi ít nhất một cá nhân, một gia đình vẫn thường có một khoản tiền để dành dưới dạng tài sản(nhà cửa, trâu bò, trang thiết bị…)mục đích các khoản để dành chủ yếu mang tính dự phòng, lo xa… Số tiền này có thể tồn tại từ năm này sang năm khác, tạm thời tách khỏi lưu thông trở thành khoản tích trữ nhàn rỗi không sinh lời, thậm chí sẽ suy giảm giá trị nếu có lạm phát.

Do vậy, để có thể đứng vững trong cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng về các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn, các chi nhánh cần tổ chức nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm, khả năng nguồn lực tài chính, sở thích, thói quen, đặc biệt chú ý đến bí mật lượng tiền gửi vào ngân hàng của người dân vùng dân tộc ít người. Trên cơ sở đó mà đưa ra các hình thức huy động thích hợp với quan điểm “năng nhặt chặt bị” và theo phương châm “đi vay để cho vay”.

Nói tóm lại, trong dân cư đang tồn tại một bộ phận tiền nhàn rỗi khá lớn nằm ngoài

ngân hàng, mà một trong các nguyên nhân là mạng lưới của ngân hàng chưa được mở rộng, các hình thức tuyên truyền tiềp thị còn đơn điệu và gần như chỉ tập trung ở những nơi thuận tiện. Do vậy giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền tiếp thị khơi tăng nguồn vốn huy động từ dân cư ở khu vực vùng dân tộc miền núi là rất cần được quan tâm triển khai.

Thứ hai: Về phát triển màng lưới.

Các chi nhánh NHNo&PTNT tại khu vực cần nắm rõ định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế-xã hội tại vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2010, nhất là chương trình quy họach và phát triển các cụm kinh tế, sắp xếp tái định cư phù hợp với phát huy hiệu quả đầu tư của các dự án lớn như: hệ thống thuỷ điện bậc thang tại khu vực, đường Hồ Chi Minh huyền thoại, đường Đông trường sơn, đường 14B nối cửa khẩu Đăkôc với cảng Tiên sa Đà nẵng…từ đó đề nghị mở thêm các phòng giao dịch tại các khu đông dân cư, các cụm điểm kinh tế…nhằm đưa tiện ích ngân hàng đến phục vụ nhu cầu khách hàng. Đồng thời nhanh chóng kiện toàn lại mạng lưới hiện có phù hợp với quy mô hoạt động, hạn chế lãng phí cơ sở vật chất và chồng chéo trong hoạt động do bố trí mạng lưới kề cận nhau, hoặc do quy mô nhỏ bé làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh, giảm sút năng lực kinh doanh ngân hàng.

Với giải pháp trên sẽ giúp các chi nhánh NHNo&PTNT tại từng địa bàn đẩy mạnh hoạt động huy động vốn trong nông thôn, mặt khác tạo tiền đề để tiếp cận một nguồn khách hàng tiềm năng rất to lớn, sớm chiếm lĩnh thị trường nông thôn trong xu hướng kinh tế hộ đang từng bước chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá vươn lên làm giàu.

Hoạt động tuyên truyền tiếp thị của các chi nhánh NHNo&PTNT tại khu vực thời gian qua chưa được thực hiện thường xuyên, nhất là các vùng sâu, vùng xa hoạt động này chỉ gắn với định kỳ công tác của các tổ lưu động nên hiệu quả chưa cao, đa số chỉ quan tâm đến những khách hàng lớn với những thông tin rập khuôn đơn điệu.

Hạn chế của hoạt động này là một trong những nguyên nhân làm cho khách hàng ít hiểu biết về ngân hàng, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, sự khan hiếm thông tin kéo theo một bộ phận nhu cầu liên quan đến dịch vụ tài chính phải thực hiện thông qua thị trường tự do như vay nóng, vay nặng lãi…

Để khắc phục hạn chế trên, từng chi nhánh tại khu vực cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền tiếp thị phù hợp sự hiểu biết của người dân, ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu mang tính trực quan và phải tiếp cận đến tận thôn, bản…đề cao sự phối hợp của các trưởng thôn, già làng và những người dân đã từng tiếp cận và sử dụng các tiện ích của ngân hàng. Ngoài ra cần nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ lưu động, bố trì lịch thời gian phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan hệ giữa Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với Nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam docx (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)