nhu cầu vốn của kinh tế hộ. Thực hiện đúng hợp đồng dịch vụ, xử lý các cán bộ không thực hiện đúng quy định. Hãy phát huy kỹ năng, kinh nghiệm trong thẩm định phương án vay, không nên coi nặng tài sản bảo đảm tiền vay là điều kiện tiên quyết để giải quyết cho vay.Cần tổ chức thực hiện tốt công tác xã hội hoá hoạt động ngân hàng tại từng địa bàn.
2.3.2. Về chính sách tập trung tư liệu sản xuất, tích tụ vốn phát triển kinh tế hộ hộ
Đây là một trong những chính sách tạo động lực cho phát triển hàng hoá quy mô lớn, tập trung theo vùng chuyên canh trong nông nghiệp, nông thôn thông qua hình thức tổ chức kinh tế trang trại trong sản xuất nông lâm nghiệp; xét trên bình diện chung của cả nước và một số vùng trong tỉnh thì kinh tế trang trại đã trở thành phổ biến và có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, biểu hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:
Một là: Trong lĩnh vực kinh tế
Kinh tế trang trại đã khai thác, sử dụng có hiệu quả diện tích đất đai, mặt nước, thậm chí những nơi hoang hoá và biết kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với chế biến và dịch vụ vào sản xuất kinh doanh, nên đã góp phần tạo ra nhiều hàng hoá và dịch vụ, trực tiếp góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và tham gia tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH.
Hai là: Trong lĩnh vực xã hội
Kinh tế trang trại đã thu hút nhiều lao động phổ thông, không có việc làm ở nông thôn, giúp họ có thu nhập ổn định, góp phần xoá đói giảm nghèo. Kinh tế trang trại còn góp phần phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo ra bộ mặt mới ở nông thôn, hạn chế các tệ nạn xã hội v.v…
Các trang trại thường có quy mô diện tích đất đai, mặt nước và vốn đều lớn hơn các kinh tế hộ gia đình. Nên có khả năng khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường. Ví dụ, các chất thải của chăn nuôi đều được xử lý triệt để phục vụ phát triển trồng trọt. Mặt khác trồng các cây ăn quả và cây lâm nghiệp là góp phần trực tiếp bảo vệ môi trường sinh thái.
Tuy nhiên muốn hình thành trang trại, trước hết phải tập trung được tư liệu sản xuất với quy mô nhất định, trong đó quy mô ruộng đất, tiền vốn và chuyên môn kỹ thuật về chuyên ngành mà trang trại dự tính tổ chức sản xuất kinh doanh. Đồng thời phải khảo sát, đánh giá được khả năng tiêu thụ sản phẩm;khả năng chiếm lĩnh và mức độ ổn định thị trường.
Xét từ các phương diện trên, thì tại khu vực chính sách tích tụ, tập trung tư liệu sản xuất để cho kinh tế hộ có điều kiện phát triển cao hơn về quy mô chưa được triển khai cụ thể và đồng bộ như:
Thứ nhất: Các cấp chính quyền và các ngành chức năng đã có đề án định hướng quy
hoạch phát triển nông nghiệp toàn diện giai đoạn 2000 đến 2010 và phát triển bền vững đến năm 2015; đề án khảo sát quy hoạch và sử dụng đất cho phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; định hướng về cây trồng, vật nuôi phù hợp với khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, đất đai tại khu vực. Thế nhưng khi tổ chức thực hiên thì thiếu biện pháp cụ thể như: công tác giao đất giao rừng, công tác tuyển chọn giống, kế hoạch tạo lập và thu hút nguồn vốn đầu tư, tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm…
Thứ hai: Việc phân giao địa bàn, ranh giới giữa các nông lâm trường với các thôn,
xã không nhất quán, tạo ra những tranh chấp về đất đai trong thời gian dài nhưng chưa được giải quyết, dẫn đến hiện tượng “của chung” ai cũng có quyền khai thác, làm lãng phí tài nguyên, tạo ra những diễn biến xấu về kinh tế-xã hội tại địa bàn.
Thứ ba: Chính sách giao đất giao rừng đến thôn bản trong cộng đồng người dân tộc
Cơtu là đúng với tập quán lâu đời vốn có, nhưng biện pháp tổ chức để người dân sống được với đất, với rừng được giao thì chưa thiết thực. Vì vậy, người dân cũng không tha thiết tập trung đầu tư khai thác trên cái quyền lợi sẵn có của mình.
Để giải quyết thực trạng này, ngày 12/10/2006 Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghi quyết số 53/2006 ngày 04/5/2006 của HĐND tỉnh về tiếp tục phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng nam, giai đoạn 2006-2010, trong đó thống nhất nhận thức, quan điểm chỉ đạo như sau:
- KTV, KTTT là hình thức tố chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp-nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, cá nhân, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển KTV, KTTT nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lại lao động dân cư, xây dựng nông thôn mới.
- Quá trình chuyển dịch tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.
- Phát triển KTV, KTTT là một trong những nội dung quan trọng nhằm góp phần chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn và miền núi.
- Thực hiện thắng lợi nghị quyết 53/2006/NQQ-HĐND của HĐND tỉnh là góp phần thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010 đã được Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XI X đề ra.
- Trong đầu tư phát triển KTV, KTTT phải thống nhất quan điểm: Huy động nội lực trong dân là chính, nhà nước chỉ hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết nhanh thủ tục hành chính có liên quan;các hộ gia đình, chủ trang trại không được trông chờ, ỷ lại.
- Phát triển KTV, KTTT phải gắn với sự phát triển quan hệ sản xuất ở nông thôn, khuyến khích tạo điều kiện thành lập tổ hợp tác ở miền núi, hợp tác xã trang trại, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Qua nhận thức thống nhất về quan điểm, để nghị quyết đi vào cuộc sống, trong tư tưởng chỉ đạo phải tập trung, phân công nhiệm vụ rõ ràng, có sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành với hội đoàn thể, uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, đơn vị liên quan từ tỉnh đến huyện, cơ sở và các biện pháp tổ chức thực hiện phải kịp thời, hiệu quả.