trong hình thành và phát triển mối quan hệ tín dụng trong ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với kinh tế hộ
Những năm qua Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế. Sự nghiệp phát triển của ngành Ngân hàng cũng gắn liền với công cuộc đổi mới đất nước; đặc biệt Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn giữ vai trò chủ lực trong việc đầu tư phát triển kinh tế hộ, luôn xác định nông nghiệp và nông thôn là thị trường chính trong đầu tư tín dụng, là cầu nối quan trọng giúp người nông dân có được nguồn vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống.
Qua 15 năm thực hiện cho vay kinh tế hộ, các chi nhánh NHNo&PTNT tại địa bàn đã tiếp nhận sự chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh về xây dựng chương trình hành động cho vay kinh tế hộ, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể trong thực thi các chủ trương, chính sách của chính phủ, của Ngân hàng nhà nước về thúc đẩy hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân, góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
Thời kỳ trước khi chủ trương cho vay kinh tế hộ ra đời, hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT tại khu vực hầu như bế tắc, khách hàng quan hệ tín dụng chỉ tập trung ở một số khách hàng là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thương mại dịch vụ thuộc quản lý cấp tỉnh, nhưng quy mô tín dụng không lớn và hầu hết không
có hiệu quả. Khả năng tài chính của các chi nhánh NHNo&PTNT yếu, biên chế cán bộ thừa, một số cán bộ xin nghỉ việc hoặc chuyển sang ngành khác có cuộc sống ổn định hơn.
Khi Chỉ thị 202/CT(28/6/1991)của Chủ tich Hội đồng bộ trưởng ra đời, trong đó nêu rõ “Việc cho vay của ngân hàng để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp cần được chuyển sang cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất ở nông thôn thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ”.
Trên cơ sở Chỉ thị 202/CT, chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.Ngày 12 tháng 7 năm 1991, Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam ban hành Quyết định 499/TDNN về việc cho vay hộ sản xuất. Từ đây hoạt động của toàn hệ thống NHNo&PTNT việt nam bắt đầu đã có những chuyển biến tích cực hơn. Vốn cho vay được đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Nông dân trở thành người bạn đồng hành của NHNo&PTNT. Hộ sản xuất trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ và chính thức được thừa nhận là một thực thể và là động lực có vai trò vị trí quan yếu trong nền kinh tế.
Sau khi có chính sách cho vay hộ sản xuất ở nông thôn vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn ngân hàng của hộ sản xuất bắt đầu tăng mạnh. Quy mô tín dụng mới có chất lượng tăng là một vấn đề quyết định sự sống còn của toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT.
Tuy nhiên, mặt thành công để đưa chủ trương đi vào hiện thực và được người nông dân đồng tình ủng hộ, đó là cách thức tổ chức thực hiện đồng bộ từ trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch thực hiện cho vay. Đó là việc chỉ đạo phối kết hợp, xin ý kiến chỉ đạo của từng cấp uỷ chính quyền, các chi nhánh đã chủ động điều tra xây dựng hồ sơ kinh tế hộ, bám sát định hướng phát triển kinh tế của từng địa phương để chọn và đề xuất đối tượng cho vay, xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức chi phí cho từng đối tượng vay vốn, đề xuất những tháo gỡ về vấn đề tài sản đảm bảo…
Đã phối hợp với hội nông dân các cấp thành lập mạng lưới tổ vay vốn theo nghị quyết liên tịch 2308, đã mở ra một phương thức cho vay mới, kinh tế hộ thông qua tổ chức của mình được tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng.
Tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động, từ chỗ co cụm hoạt động với 3 chi nhánh cấp huyện đóng tại các trung tâm thị trấn, tại khu vực đã hình thành thêm 03 chi nhánh cấp 3, 01 phòng giao dịch và tổ chức các tổ lưu động theo định kỳ đã thoả thuận với các thôn, bản vùng sâu, vùng xa.
Hoạt động tổ chức triển khai và kết quả về cho vay kinh tế hộ tại khu vực đã chính thức được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trao tặng bằng khen vào ngày 14/4/2006 là:
“Đã có thành tích trong công tác cho vay và sử dụng nguồn vốn vay làm kinh tế gia đình,
góp phần phát triển kinh tế-xã hội
của tỉnh”.