thôn đối với các hộ nông dân vùng núi phía bắc tỉnh Quảng Nam
Với cơ chế khóan trong kinh doanh, việc tự tạo lập cân đối nguồn vốn là yếu tố quyết định để mở rộng đầu tư tín dụng.Song đối với địa bàn khu vực miền núi nói chung và tại khu vực nói riêng, thì công tác này luôn gặp phải những hạn chế bởi các yếu tố khách quan như:
Thứ nhất, đời sống, thu nhập của đa số nhân dân tại địa bàn còn nhiều khó khăn.Toàn bộ những khoản thu nhập của công chức, viên chức từ đồng bằng lên công tác tại địa bàn sau khi bù đắp những chi phí sinh hoạt phần còn lại đã di chuyển về đồng bằng do điều kiện gia đình, nhà ở quyết định, tạo sự thất thu trong huy động vốn của các chi nhánh NHNo&PTNT, cũng như làm tăng chi phí quản lý điều hoà lưu thông tiền mặt tại khu vực.
Thứ hai, phong tục tập quán còn lạc hậu, phần đông số gia đình còn đẻ dày và đông
con. Trình độ dân trí thấp, đa phần các hộ gia đình là người dân tộc thiểu số Cơtu, thiếu kiến thức kinh nghiệm làm ăn, nên việc tính toán làm ra kinh tế tạo thu nhập để tăng tích luỹ là một vấn đề hết sức khó khăn.
Tuy nhiên bên cạnh những hạn chế bởi yếu tố khách quan nêu trên, những chuyển biến về diện mạo kinh tế xã hội tại khu vực miền núi Bắc Quảng nam trong thời gian gần đây đã tạo ra những lợi thế cho các chi nhánh NHNo&PTNT tại khu vực trong việc khai thác, thu hút các nguồn vốn trong dân cư từ các khoản đền bù đất, hoa màu, tài sản để giải toả mặt bằng phục vụ thi công các công trình mang tính chiến lược lâu dài cho phát triển bền vững đối với kinh tế-xã hội, ổn định an ninh quốc phòng tại khu vực miền núi.
Từ việc xác định nhiệm vụ trọng tâm là khai thác nguồn vốn ổn định.Nắm bắt kịp thời ý kiến chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương về việc yêu cầu các tổ chức Ngân hàng, Kho bạc phải có biện pháp thiết thực giúp các hộ đồng bào dân tộc tại địa bàn
quản lý. Từ đó có biện pháp hướng dẫn hộ nông dân sử dụng có hiệu quả các khoản thu nhập từ công tác đền bù giải toả mặt bằng, để sau khi nhà nước thực hiện xong tái định cư thì các hộ có nguồn vốn để tổ chức lại sản xuất. Đây là một yêu cầu có ý nghĩa kinh tế và chính trị, hạn chế người dân trong việc tổ chức cúng lễ theo những tập tục lạc hậu, cũng như sự cám dỗ của các tư thương chuyên lừa gạt người dân vào những chi tiêu không đáng có.
Tiên phong đi đầu trong thực hiện chỉ đạo trên, các chi nhánh NHNo&PTNT tại khu vực đã chủ động phối hợp với các đơn vị chủ đầu tư, các ban đền bù giải phóng mặt bằng để nắm chắt số liệu hộ, số tiền đền bù, thời gian chi trả cụ thể để xây dựng đề án huy động vốn và tổ chức các tổ lưu động tiếp cận từng thôn bản. Để thực hiện nhiệm vụ này cần tuyên truyền ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền, giới thiệu các hình thức huy động vốn của ngân hàng, tính toán cho người dân cụ thể từng mức lãi sẽ được hưởng qua từng thời gian gửi, hình thức gửi, bởi vì đa số đồng bào dân tộc ít hiểu biết về con số phần trăm (%) lãi suất của ngân hàng. Kết quả các chi nhánh NHNo&PTNT tại khu vực đã thực hiện huy động tối đa được nguồn vốn này, tạo sự tăng trưởng ổn định và thay đổi về cơ cấu nguồn vốn, đã được cấp uỷ, chính quyền các địa phương nhìn nhận đánh giá tốt và khen thưởng thi đua hoàn thành nhiệm vụ năm 2004, 2005.
Biểu 2.4: Thành phần vốn huy động các chi nhánh NHNo&PTNT tại khu vực
từ năm 2001-2005.
Đơn vị tính:Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
I-Tổng nguồn vốn huy động. -Tốc độ tăng trưởng 54 63 16 74 18 89 20 107 17
1-Tiền gửi Tiết kiệm không kỳ hạn 1 1, 5 1 1 1
2-T.gửi kỳ phiếu và T.kiệm có kỳ hạn 5 12, 5 15 21 37
3-Tiền gửi các tổ chức kinh tế 11 13 18 23 21
4-Tiền gửi Kho bạc và tiền gửi khác 37 36 40 44 48 Nguồn: báo cáo tổng kết các chi nhánh NHNo&PTNT tại khu vực từ 2001-2005.
Một thực tế ở địa bàn nông thôn miền núi nói chung là tích luỹ từ nội bộ dân cư quá ít, qua số liệu và diễn biến tình hình kinh tế-xã hội tại địa bàn cho thấy tốc độ tăng trưởng đối với nguồn vốn huy động từ dân cư qua các năm tuy có tăng đáng kể, nhưng xét về số tuyệt đối thì cũng chưa cân đối đủ để đầu tư cho vay các đối tượng sử dụng vốn trung dài hạn tại địa bàn, cần phải có sự điều hoà vốn toàn ngành. Mặt khác tâm lý người dân địa phương rất e dè, ngại quan hệ gửi tiền tại ngân hàng, khi có tiền lại thích mua sắm các vật dụng để dành như chiêng, ché… Kinh nghiệm huy động vốn thời gian qua cho thấy nếu các chi nhánh NHNo&PTNT không linh hoạt tiếp cận giải thích, thì các khoản thu nhập đột xuất của người dân sẽ thất thoát rất nhiều; đồng thời còn để lại những hệ quả mà cả xã hội và gia đình cần phải có thời gian mới khắc phục được.