Những nhân tố tác động tới quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với kinh tế hộ xuất phát từ chính sự đổi mới chính sách

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan hệ giữa Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với Nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam docx (Trang 25 - 27)

nghiệp và Phát triển nông thôn với kinh tế hộ xuất phát từ chính sự đổi mới chính sách của Nhà nước

Có thể thấy, bắt đầu từ sự ra đời của Chỉ thị số 202/CT-HĐBT (28/6/1991) của Chủ tịch HĐBT “V/v cho vay vốn sản xuất Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp đến hộ sản xuất” đã làm cho mối quan hệ giữa NHNo&PTNT với KTH khởi sắc. Nội dung chủ yếu của chỉ thị có thể tóm tắt ở mấy điểm sau: 1) NHNo Việt Nam thực hiện việc cho vay vốn trực tiếp đến Hộ sản xuất nhằm tao điều kiện cho hộ thực sự là “Đơn vị kinh tế tự chủ” trong sản xuất; chủ yếu cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu chi phí sản xuất thời vụ và khi có điều kiện sẽ từng bước mở rộng cho vay trung, dài hạn; 2) Mức cho vay, thời hạn cho vay, phương thức cho vay và trả nợ, lãi suất cho vay đối với từng hộ phải căn cứ vào đặc điểm và hiệu quả sản xuất của từng vùng, từng loại cây, con, ngành nghề; 3) Ngoài trực tiếp cho vay đến hộ sản xuất, tuỳ điều kiện cụ thể Ngân hàng cho các tổ chức kinh tế vay ứng trước vật tư kỹ thuật, hoặc đặt tiền cho các hộ sản xuất vay và thu hồi sản phẩm khi có thu hoạch; 4)Vốn vay nói chung phải có tài sản thế chấp, đối với hộ sản xuất nghèo không có tài sản thế chấp có thể áp dụng hình thức “Tín chấp”; 5)Nguồn vốn cho các hộ sản xuất vay chủ yếu là vốn huy động từ dân cư. Hàng năm và những lúc cần thiết, Nhà nước có thể hỗ trợ một phần cho ngân hàng để hình thành quỹ cho vay đối với Hộ sản xuất Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp…; 6)Ngân

hàng phải đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và nghiệp vụ, bám sát địa bàn sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn được vay vốn sản xuất có hiệu quả; 7) Ngân hàng phối hợp với

chính quyền địa phương có kế hoạch và biện pháp củng cố, chấn chỉnh hợp tác xã tín dụng ở nông thôn.

Như vậy, với Chỉ thị 202/CT, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã bước đầu khẳng định việc cho vay kinh tế hộ là nhu cầu cấp thiết, là xu hướng phát triển tất yếu đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Người dân muốn phát triển kinh tế hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi…không thể không có vốn đầu tư, trong đó có vốn của các Tổ chức tín dụng.

Chỉ thị cũng yêu cầu các Tổ chức tín dụng trong đó NHNo&PTNT Việt Nam giữ vai trò chủ lực, cùng với hợp tác xã tín dụng ở nông thôn phải lo tạo lập nguồn vốn, đáp ứng cho nền kinh tế, cho nông dân.

Thêm vào đó, sự ra đời Nghị định số 14/CP chính phủ: từ kết quả sơ kết thực hiện Chỉ thị 202/CT, sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát và hội thảo, ngày 2/3/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/CP về “Chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển

nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn” do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký. Cùng

với pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính. Nghị định 14/CP đã nâng tầm hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và xác lập tư cách của một ngân hàng có vị thế ở thị trường tài chính nông thôn.

Tiếp sau đó, ngày 26/3/1993 NHNN ban hành Thông tư số 01/TT-NH1 hướng dẫn thực hiện nghị định, đã giúp cho ngân hàng nông nghiệp lần đầu tiên có đầy đủ một bộ văn bản dưới luật trong cho vay đối với hộ sản xuất.

Cùng với luật đất đai được chủ tich Quốc hội ký ngày 24/7/1993, Nghị định 14/CP từng bước đồng bộ hoá cơ chế chính sách đối với địa bàn nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện cho ngân hàng nông nghiệp có những căn cứ pháp lý để ra các quyết định, qui định về chính sách, biện pháp nghiệp vụ tín dụng cụ thể sau này sát với cuộc sống hơn.

- Sự ra đời của Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ: từ những thành công trong cho vay và từ những đòi hỏi vốn của KTH; những khó khăn trong việc thế chấp tài sản đã được tháo gỡ. Qua đề xuất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg “Về một số chính sách tín dụng ngân hàng

Đây là chính sách lớn của chính phủ liên quan đến nông nghiệp, nông thôn nói chung và các chính sách KTH nói riêng, chính sách này mang tính đột phá quan trọng, liên quan trực tiếp đến sự phát triển KTH, ở đây có sự thông thoáng cởi mở; phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển. Nhờ sự điều chỉnh của các chính sách của Nhà nước đã tạo vùng nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng hoạt động ngân hàng và quan hệ kinh tế với thế giới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan hệ giữa Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với Nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam docx (Trang 25 - 27)