Kinh nghiệm về phát triển quan hệ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với kinh tế hộ ở khu vực miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan hệ giữa Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với Nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam docx (Trang 29 - 30)

Phát triển nông thôn với kinh tế hộ ở khu vực miền núi phía Bắc

Trên cơ sở ổn định lương thực bằng con đường thâm canh, sản xuất hàng hoá ở các tỉnh miền búi phía bắc đã từng bước phát triển. Nền sản xuất đang chuyển dần từ nền sản xuất tự nhiên, tự cung, tự cấp, phân tán sang nền nông nghiệp hàng hoá, hình thành các vùng tập trung, chuyên canh mới, tạo cơ sở cho công nghiệp chế biến, nâng cao thu nhập của hộ nông dân trong vùng. Đây là một lợi thế cho hoạt động tín dụng tại khu vực các

tỉnh miền núi phía Bắc, qua vận dụng lợi thế này trong cho vay hộ đã được đúc kết lại thành những kinh nghiệm:

Thứ nhất: Tổ chức màng lưới các chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam có mặt đều

khắp vùng miền và có chiến lược cho vay, đề án cho vay KTH phù hợp với đối tượng phát triển nông, lâm nghiệp theo định hướng của từng địa phương.

Thứ hai: Có cơ chế thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi tại chỗ, nhờ nắm bắt được vai

trò của chăn nuôi là một ngành quan trọng đối với nhiều tỉnh miền núi, với tốc độ tăng trưởng hàng năm của vùng Tây Bắc đạt bình quân 3, 5%, đông bắc là 3% để định hướng tín dụng. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT thông qua hoạt động tư vấn đối với KTH trong vấn đề áp dụng các kỹ thuật tiến bộ mới trong chăn nuôi (giống mới, quy trình nuôi tiên tiến, thức ăn tổng hợp..) nên đã tạo được một bước phát triển mới trong chăn nuôi ở miền núi phía Bắc, nhờ đó tạo cho người nông dân có thu nhập cao, nên chất lượng tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT luôn đảm bảo.

Thứ ba: áp dụng linh hoạt các phương thức cho vay, tạo lập mối quan hệ tốt với các

cấp chính quyền, đoàn thể trong việc hình thành các tổ nhóm vay vốn, lấy hiệu quả của phương án sản xuất là cơ sở để xem xét cho vay trên cơ sở ưu tiên đầu tư trang bị máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp tại chỗ, hình thành các khu công nghiệp ở nông thôn.

Đây là những lợi thế đã được phát huy và được đúc kết thành kinh nghiệm rất cần thiết để các chi nhánh NHNo&PTNT tại khu vực miền núi Tây Bắc Quảng nam nghiên cứu vận dụng, góp phần đưa KTH đi lên sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan hệ giữa Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với Nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam docx (Trang 29 - 30)