Từ lý luận và thực tiễn quan hệ giữa tín dụng ngân hàng với KTH có thể rút ra các bài học kinh nghiệm sau:
- Hoạt động NHNo&PTNT muốn đạt hiệu quả cao phải quán triệt, chấp hành đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên bám sát các nghị quyết chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và của địa phương,
trong đó phải chủ động và tích cực thực hiện các chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn từng thời kỳ.
- Kiên trì mục tiêu, chiến lược coi tín dụng của toàn hệ thống NHNo&PTNT là phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn mà trọng tâm là KTH. Đầu tư tín dụng phải hướng vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, ngành nghề của từng địa phương trong chương trình phát triển kinh tế tổng thể của cả nước.
- Thực hiện có hiệu quả chủ trương chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn ổn định; coi trọng huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư và từ nguồn vốn trung dài hạn để tạo thế ổn định, tự chủ, cũng cố và mở rộng thị trường nông nghiệp-nông thôn, tiếp cận nhanh và mở rộng thị trường thành thị, mở rộng và tăng thu dịch vụ ngoài tín dụng để hỗ trợ tài chính cho vay KTH vốn có chi phí cao.
- Cho vay qua tổ vay vốn của các tổ chức chính trị xã hội quan tâm đúng mức để luôn cũng cố hoàn thiện, vì đây là một giải pháp giúp hội viên sử dụng vốn có hiệu quả, tăng sức mạnh của các tổ chức hội, cùng cộng đồng trách nhiệm nâng cao khả năng trả nợ. Cùng với các tổ chức hội làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, đồng thời đáp ứng nhiều tiện ích cho hộ sản xuất trong việc đáp ứng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác.
- Chất lượng tín dụng là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển ngân hàng, phải tích cực kiên quyết để nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nhanh nợ xấu, nợ tồn đọng để nâng cao vòng quay vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất. Coi trọng kiểm tra kiểm soát, kiên quyết xử lý kịp thời các sai sót, gắn kiểm tra với việc chỉnh sửa và xử lý sau kiểm tra.
- ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, tăng cho vay KTH, đồng thời thích ứng với xu thế cạnh tranh và hội nhập.
- Công tác tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự phải ổn định, phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh. Thường xuyên coi trọng xây dựng nội bộ đoàn kết từ lãnh đạo đến cán bộ trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ ở từng cơ sở và điều hành theo quy
chế, cơ chế một cách kỹ lưỡng. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có đạo đức vì sự nghiệp phát triển lâu dài của ngành cũng như sự phát triển bền vững của kinh tế hộ.
Kết luận chương 1
Tín dụng ngân hàng là tín dụng do ngân hàng làm trung gian, vừa đại diện cho người đi vay để vay tiền, vừa đại diện cho người gửi tiền để cho vay nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao. Tín dụng NHNo&PTNT là một bộ phận của tín dụng ngân hàng. Tín dụng này có vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác nguồn nhân lực, tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất hàng hoá lớn, xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội cho nông nghiệp và nông thôn mới, xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi.
Mối quan hệ giữa tín dụng NHNo&PTNT với KTH là mối quan hệ biện chứng, trong đó KTH không chỉ là đối tượng cho hoạt động tín dụng, mà còn là cơ sở đảm bảo tăng lợi nhuận ổn định lâu dài cho ngân hàng. Một mặt khác, NHNo&PTNT là chỗ dựa về tài chính, giúp KTH phát triển, thực hiện kế hoạch hoá sản xuất kinh doanh và hỗ trợ KTH gặp khó khăn về tài chính, thị trường, vốn triển khai kỹ thuật vào sản xuất. Có nhiều nhân tố tác động tới mối quan hệ này, trong đó nổi bật là các nhân tố xuất phát từ bản thân NHNo; nhân tố xuất phát từ chính KTH, từ nhà nước và thị trường. ở chương 1, luận văn đã khảo sát hai khu vực có điều kiện tương đồng với địa bàn mà luận văn nghiên cứu là khu vực Tây Nguyên, khu vực miền núi phía Bắc để rút ra các kinh nghiệm hữu ích cho phát triển tốt đẹp mối quan hệ tín dụng NHNo với KTH.
Chương 2
Thực trạng mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phát triển kinh tế hộ ở khu vực miền núi phía tây Bắc
tỉnh Quảng Nam
2.1. Tình hình kinh tế xã hội ở khu vực ảnh hưởng đến quan hệ giữa tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phát triển kinh tế hộ