Việc mở rộng quy mô tín dụng đối với kinh tế hộ trong những năm qua là chủ trương đúng đắn, đi đúng định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng vấn đề vốn ở nông thôn, nhất là nông thôn miền núi, cũng như đầu tư tín dụng ở khu vực này đang có những khó khăn nhất định. Để từng bước tháo gỡ khó khăn này thì vấn đề tổ chức bộ máy hoạt động của các chi nhánh tại địa bàn là một yêu cần thiết thực. Như chúng ta đã biết, ở nông thôn nhất là nông thôn miền núi thị trường tài chính tiền tệ hầu như kém phát triển, đặc biệt là thị trường tiền tệ chính thức, đa số người nông dân chưa hiểu và tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng;do vậy khi có tiền dư thừa cũng chưa biết đem gửi ngân hàng để lấy lãi, hoặc chưa tìm đến ngân hàng để vay vốn khi có nhu cầu, điều này một phần do hạn chế về hiểu biết, còn phần lớn do địa bàn rộng, trụ sở ngân hàng lại ở xa, người dân ngại đi lại vì chi phí lớn. Hiện nay tại địa bàn miền núi vẫn còn tồn tại hiện tượng cho vay nặng lãi qua hình thức ứng trước tiền hàng của các tư thương, vấn đề này các cấp các ngành đã cùng ngân hàng tiếp cận, phân tích nhưng chưa có hiệu quả thiết thực;nguyên nhân cơ bản là ý muốn của người dân muốn được đáp ứng nhanh và mạng lưới tư thương thì rất linh hoạt đối với yêu cầu này;trong khi đó thì các tổ lưu động của ngân hàng thì hoạt động theo
lịch;các tổ chức bao tiêu hàng nông lâm sản thì chưa thật sự thâm nhập thị trường, mặc dù nhà nước đã có cơ chế hỗ trợ về tài chính.
Hiện nay bình quân trên cả nước thì 04 xã có 1 trụ sở chi nhánh NHNo&PTNT, nhưng thực tế tại địa bàn thì có huyện chỉ mới có 1 chi nhánh, bên cạnh đó biên chế lại ít, địa bàn rộng điều kiện giao thông khó khăn, kinh tế từng vùng chậm phát triển và không đồng đều. Để giải quyết thực tế này kinh nghiệm toàn hệ thống thì đã được đúc kết, đó là:
“Mở rộng màng lưới phải gắn liền với nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ
công nhân viên, cơ sở vật chất khang trang, công nghệ ngân hàng tiên tiến, dịch vụ tiện
ích đa dạng, phong phú và phù hợp với trình độ dân trí từng vùng, miền”.
Liên hệ thực tế tại khu vực thì để quan hệ tín dụng với hộ nông dân phát triển bền vững, vấn đề đặt ra là trên cơ sở mạng lưới hiện có cần hình thành thêm các phòng giao dịch tại các trung tâm cụm xã, tiếp tục hoàn thiện quy chế tổ chức và phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ lưu động để ít nhất các xã vùng sâu vùng xa hàng tháng có 1 định kỳ làm việc của các tổ lưu động.
Các chi nhánh NHNo&PTNT tại khu vực cần tăng cường đạo tạo cán bộ.Đầu tư trang thiết bị, điều kiện làm việc để tăng năng suất lao động, cải tiến phương pháp lề lối làm việc của cán bộ. Thường xuyên làm tốt công tác tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức cán bộ, có thái độ giao tiếp khách hàng tốt, không gây nhũng nhiễu phiền hà cho khách hàng. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên bám sát địa bàn, nắm vững thông tin khách hàng, thực hiện tốt công tác đánh giá xếp loại khách hàng và phối hợp tốt với chính quyền và đoàn thể tại địa bàn được phân công.
Thời gian qua, song song với giữ vững mối quan hệ trong cho vay kinh tế hộ, hầu hết các chi nhánh NHNo&PTNT tại địa bàn cũng đã tự cân đối được khả năng tài chính của mình trong một điều kiện không thuận lợi như các địa bàn khác. Nhưng về lâu dài thì các chi nhánh tại địa bàn cũng cần có cơ chế khuyến khích về vật chất đối với từng chi nhánh, từng cán bộ ngân hàng tham gia huy động vốn và cho vay ở tận các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh. Ngân hàng cấp trên cần có sự linh hoạt trong thực hiện cơ chế khoán tài chính;tăng biên chế cho các chi nhánh tại khu vực để đảm bảo cho các chi nhánh cấp
3 và phòng giao dịch mới thành lập đủ nhân sự, đảm bảo hoạt động đúng quy chế, tiến tới tạo điều kiện bố trí ít nhất 2 xã phải có một cán bộ tín dụng.
Tuy nhiên, để khắc phục mặt chủ quan. Từng chi nhánh trong khu vực cũng cần nghiêm túc đánh giá, nhìn nhận lại những hạn chế của chính mình trong quá trình hoạt