4. Lò gia nhiệt công
2.3.2.1 Công tác nghiên cứu thị trường
Đối với bất kì doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì hoạt động nghiên cứu thị trường đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty đó quyết định thành công hay thất bại của công ty đó. Nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thì công tác nghiên cứu thị trường là không thể thiếu.
Khi nghiên cứu thị trường đầu vào doanh nghiệp nhập khẩu cần xác định lượng cầu mặt hàng mình cần mua trên thị trường đó. Doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp phân tích thống kê để dự báo lượng cầu trên một đoạn thị trường. Sử dụng các mô hình toán, tính toán trực tiếp sức mua của thị trường và chu kì mua như thế nào.
Doanh nghiệp còn phải xác định lượng cung về hàng hóa cần mua trên thị trường đó như thế nào. Đối với mặt hàng nhựa đường doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ để xác định các loại mặt hàng cần nhập khẩu phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp vì đây là thị trường khá đa dạng và phức tạp. Doanh nghiệp còn phải nghiên cứu giá cả của các lô hàng có thể nhập khẩu.
Công tác nghiên cứu thị trường
Xây dựng kế hoạch nhập khẩu
Tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu
Giá cả là yếu tố rất quan trọng quyết định khả năng sinh lời của các phương án kinh doanh. Sau khi cân đối nhu cầu mặt hàng, xác định lượng hàng đặt mua tối ưu phải đảm bảo tối thiểu hóa chi phí.
Do không có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, hoạt động này được thực hiện bởi phòng đảm bảo nhựa đường với quy trình như sau:
Sơ đồ 2.2 : Mô hình thực hiện công tác nghiên cứu thị trường của PLC
Hoạt động thu thập thông tin từ các thông tin nội bộ của công ty như: từ bộ phận kế toán, các chứng từ hóa đơn, từ kế hoạch nhập khẩu thị trường ngắn hạn và trong dài hạn, từ số lượng hàng trong kho và kế hoạch dự trữ của công ty, số lượng từ các đơn hàng đã được đặt sẵn… Hoạt động này thường do toàn bộ các cán bộ nhân viên phòng bảo đảm nhựa đường thực hiện mà không phân công cho bộ phận nào thực hiện cụ thể. Thông qua hoạt động thu thập các dữ liệu, các công trình dự án xây dựng cầu đường của Nhà nước, thị trường cầu, thị trường cung, về giá cả thông qua các đơn chào hàng của các
Con người người Tình hình tài chính của PLC Năng lực kho tàng Kết quả - Nhu cầu NK - Dự báo giá cả - Tỷ giá hối đoái - Nhà cung ứng - Các biến động ngắn hạn Thông tin - Thị trường cầu - Thị trường cung - Giá cả - Yếu tố cạnh tranh trên thị trường… Phân tích, xửlý
đơn vị cung cung cấp, yếu tố cạnh tranh… các cán bộ chuyên trách sẽ phân tích xử lý các thông tin đó chủ yếu dựa trên kinh nghiệm đồng thời dựa vào khả năng tài chính và năng lực kho tàng của doanh nghiệp để đưa ra các kết quả như sau:
Tìm kiếm nhu cầu nhập khẩu: Thông qua các đơn đặt hàng từ các đơn vị thi công, các đơn đặt hàng đã đặt hàng, số lượng hàng trong kho, lượng hàng cần dự trữ cho kỳ kế hoạch… từ đó các cán bộ chuyên trách thông qua kinh nghiệm của mình để tập hợp phân tích số liệu và đưa ra nhu cầu nhập khẩu cho từng đợt nhập hàng.
Bảng 2.6: Dự báo nhu cầu nhũ tương nhựa đường cung cấp cho các tỉnh phía Bắc
( Đơn vị tính: tấn )
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Nhựa đường nóng 130.000 140.000 150.000 160.000 170.000 Nhựa đường phuy 30.000 30.000 30.000 30.000 30.000
Tổng cộng nhựa đường 160.000 170.000 180.000 190.000 200.000
Nhũ tương nhựa đường 8.000 8.500 9.000 9.500 10.500
( Nguồn: Phòng kinh doanh nhựa đường)
Bảng 2.7: Bảng thiết lập dự báo nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng nhựa đường cho năm 2009
( Đơn vị tính: tấn )
Mặt hàng nhựa đường Tồn kho
đầu kỳ Sản xuất Kế hoạch tiêu thụ Nhu cầu dự trữ Nhu cầu nhập khẩu
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Nhựa đường đặc nóng 60/70
3.000 - 50.000 5.000 52.000
Nhựa đường phuy 60/70 100 - 20.000 200 21.000
Nhựa đường nóng 60/70 8.000 - 60.000 5.000 57.000
Nhựa đường Bitumen 100 - 10.000 100 10.000
Nhũ tương nhựa đường - 2.000 5.000 400 3.400
Nhũ tương phuy - 1.700 3.000 300 1.600
( Nguồn: Phòng bảo đảm nhựa đường )
Nhu cầu nhập khẩu (6) = (4) + (5) - (3) - ( 2)
Phân tích các nhà cung ứng: Thông qua các đơn hàng đã thực hiện với nhà cung ứng: giá cả, số lượng, chất lượng hàng hóa, phương thức cung ứng giao nhận. Đồng thời thông qua các đơn chào hàng của các nhà cung ứng mới… các cán bộ chuyên trách phân tích xử lý thông tin để xác định nhà cung ứng nào sẽ cung cấp các đơn hàng cho doanh nghiệp. Nhưng thông thường với PLC thì hoạt động này ít diễn ra do doanh nghiệp thường lựa chọn các đối tác quen thuộc để cung ứng nhựa đường cho mình, nên hoạt động nhập khẩu nhựa đường của PLC phần lớn phụ thuộc vào các nhà cung ứng này như Singapo, Thái Lan, Malaixia…. do vậy doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng bị ép giá.
Dự báo thị trường: hoạt động này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chủ quan của các cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường. Dựa trên các thông tin trên internet, thông tin ngành… doanh nghiệp dự báo thị trường cung sẽ biến động như thế nào, thị trường cầu trong nước tăng hay
giảm, tỷ giá hối đoái VNĐ/USD tăng hay giảm, giá dầu trên thế giới biến động ra sao… để có kế hoạch tận dụng hoặc hạn chế những biến động đó ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của PLC.
Như vậy, mặc dù nhận thức được vai trò quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường, nhưng hoạt động này của công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa quản lý một cách hệ thống dựa trên các phần mềm, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Do vậy để công tác nghiên cứu thị trường thực sự có hiệu quả PLC cần xây dựng hệ thống nghiên cứu dựa trên các ứng dụng của công nghệ thông tin, đồng thời cần thiết lập phòng ban chuyên trách trong hoạt động nghiên cứu thị trường góp phần hạn chế các rủi ro đối với hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.