Biến động giá dầu thô: Nhựa đường là sản phẩm gốc dầu nên bị ảnh hưởng rất lớn từ sự thay đổi giá dầu thô trên thế giới. Đây là nhóm mặt hàng biến động rất lớn trên thế giới mà rất khó dự đoán được sự thay đổi của nó, mặt khác nhựa đường là mặt hàng Việt Nam chưa thể sản xuất được nên hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thế giới. Vì vậy sự thay đổi của giá dầu thô sẽ làm cho giá nhập khẩu nhựa đường tăng lên ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của PLC thông qua việc giảm sản lượng tiêu thụ, giảm lợi nhuận của công ty.
Thị trường cung: Nhựa đường nằm trong nhóm sản phẩm gốc dầu nên giá cả cũng biến động theo sự tăng hay giảm của giá dầu trên thế giới. Nhựa đường nằm trong nhóm mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được nên nguồn cung phụ thuộc toàn bộ thị trường thế giới đặc biệt chủ yếu là các nước ở Đông Nam Á như Singapo, Thái Lan…
Nhìn chung thị trường cung nhựa đường cung của PLC phần lớn từ các thị trường Singapo, Thái lan chiếm tỷ trọng lớn khoảng 58%. Đây có thể là con số phản ánh sự phụ thuộc nguồn cung vào các thị trường này. Sẽ là điều bất lợi lớn cho PLC nếu các thị trường này không đáp ứng được nguồn cung cho công ty. Khi đó sẽ gây lên tình trạng khan hiếm nhựa đường trong nước, đẩy mạnh giá tăng cao ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của công ty, làm chi phí tăng cao giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu như đây là thị trường cung cấp ổn định lâu dài cho PLC, thì công ty tiết kiệm được chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu về đối tác cung ứng. Các bên đã có mối quan hệ kinh doanh lâu dài sẽ thuận lợi hơn cho việc ký kết hợp đồng, và thực hiện các điều khoản hợp đồng một cách nhanh chóng, tránh những tranh chấp xảy ra khi thực hiện hợp đồng. Khi đó đảm bảo được nguồn cung, ổn định thị trường nhựa đường trong nước, tránh những biến động gây ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động kinh doanh của công ty PLC mà cả làm chậm tiến độ thi công của các công trình xây dựng hạ tầng giao thông trong nước.
Thị trường cầu: Là một doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty xăng dầu Việt Nam – Petrolimex nên gần như các hạng mục công trình xây dựng
cơ sở hạ tầng của Nhà nước là do PLC cung cấp nhựa đường cho các công trình.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng cũng cần được phát triển. Nhà nước đang chú trọng các dự án có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của cả nước, nên nhu cầu về nhựa đường cho các công trình cũng tăng cao.
Bảng 2.1 : Nhu cầu nhựa đường trên cả nước qua các năm
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Nhu cầu ( tấn)
296.721 329.980 374.407 403.906 451.556
( Nguồn: Phòng kinh doanh nhựa đường )
Hiện nay chi phí về nhựa đường chiếm khoảng 30% - 35 % giá trị các hạng mục công trình. Do vậy nếu giá nhựa đường nhập khẩu cao sẽ dẫn đến chi phí của các công trình tăng cao ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình xây dựng. Hệ thống cơ sở hạ tầng đang được cải tạo nên nhu cầu về nhựa đường đang tăng mạnh là cơ hội cho PLC đáp ứng các đơn hàng của các đơn vị thi công. Hiện nay, PLC đang là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trong cả nước, với thị phần 25% - 30%, tốc độ tăng trưởng bình quân chung về sản lượng nhựa đường của PLC hàng năm vào khoảng 5% - 7%/ năm. Đây là những con số rất tiềm năng đối với hoạt động kinh doanh ngành hàng nhựa đường của PLC với khối lượng các đơn hàng lớn, nhu cầu mặt hàng nhựa đường cao nên công ty cần phải đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tận dụng được các cơ hội kinh doanh, đáp ứng không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn.
Bảng 2.2: Danh mục các công trình xây dựng mà PLC cung cấp nhựa đường trong 2009 ( Hợp đồng đã kí )
STT Danh mục các công trình xây dựng mà PLC cung cấp năm 2009 Khối lượng ( tấn ) Giá trị (triệu đồng) 1 Công trình xây dựng đường cao tốc Hà Nội –
Hải Phòng
8.000 66.564
2 Cao tốc cầu Rẽ - Ninh Bình 4.000 33.282
3 Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai 4.500 39.039
4 Láng – Hòa Lạc 1.000 8.675
5 QL1 12.000 106.233
6 QL3 2.000 17.705
7 QL37 3.000 24.642
8 QL70 800 7.082
9 Dự án cải tạo QL 6 – Hòa Bình 500 4.311
10 Dự án QL 279, Tuần Giáo – Điện Biên 500 4.456
( Nguồn: Phòng kinh doanh nhựa đường )
Công ty phải xác định chính xác được lượng cầu để có kế hoạch nhập khẩu, dự trữ thích hợp, tránh tình trạng cầu cao mà không có hàng đáp ứng làm cho giá nhựa đường trong nước tăng cao, tăng chi phí cho các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tiến độ công trình, mà hoạt động kinh doanh của công ty cũng không hiệu quả. Do vậy công tác dự báo thị trường là rất cần thiết cho việc xây dựng các kế hoạch nhập khẩu một cách hiệu quả nhất.