4. Lò gia nhiệt công
2.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu nhựa đường 1 Đối với nền kinh tế
2.2.1 Đối với nền kinh tế
Hoạt động nhập khẩu tác động một cách trực tiếp đến sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong nước. Một quốc gia muốn phát triển về kinh tế thì phải có nguồn lực về vốn, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ… đáp ứng nhu cầu cho sản xuất. Do vậy hoạt động nhập khẩu hàng hóa nói chung và nhập khẩu nhựa đường nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế.
Thứ nhất, nhập khẩu nhựa đường sẽ giúp nền kinh tế bổ sung nguồn hàng hóa, nguyên vật liệu mà trong nước không có, không sản xuất được hoặc không đáp ứng được nhu cầu trong nước, tránh tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu cho sản xuất. Do đó việc nhập khẩu hàng hóa của PLC là rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, nhất là đối với các sản phẩm gốc dầu. Mặt hàng nhựa đường hiện vay trong nước chưa có công nghệ để sản xuất, phải nhập khẩu toàn bộ từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước nên hoạt động nhập khẩu nhựa đường càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế nhất là trong quá trình nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nên hoạt động thương mại đang ngày càng mở rộng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì sự mở rộng, phát triển của hệ thống giao thông vận tải càng đóng vai trò quan trọng. Do vậy hoạt động nhập khẩu nhựa đường của PLC góp phần cho sự phát triển giao thông vận tải trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
Thứ hai, trong khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động để có những tấn dầu đầu tiên, đồng thời có được công nghệ cho sản xuất nhựa đường trong nước thì hoạt động nhập khẩu nhựa đường càng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu hiện tại, hạn chế tình trạng khan hiếm nhựa đường trong nước làm giá thành nhựa đường cao, ảnh hưởng đến tiến độ của các công trình xây dựng.
Thứ ba, hoạt động nhập khẩu phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động tái xuất khẩu ra nước ngoài với các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn, góp phần nâng cao cán cân thương mại phát triển nền kinh tế. Chẳng hạn như, với mặt hàng nhựa đường sau khi nhập về PLC tiến hành pha trộn sau đó có thể tái xuất sang các nước Lào, Campuchia những nước chưa có đủ cơ sở để thực hiện.