Câu cảm thán:

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆTHUẬT THƠCHỮHÁN CAO BÁ QUÁT (Trang 109 - 111)

178 Bài Trệ vũ chung dạ cảm tác

4.2.4. Câu cảm thán:

Có 134 câu cảm thán trong 418 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát. Dấu hiệu để nhận biết loại câu này thông qua hình thức dấu chấm than cuối câu (65 câu) hay sự xuất hiện của các từô hô, liên, thán, đốt đốt, trù trướng, thảm thê, vô hạn, oán … Câu cảm thán thường diễn tả những lời than, những thương xót, nuối tiếc hay những xúc động tình cảm… Sự xuất hiện của nó làm cho cảm xúc trong thơ dâng trào, đặc biệt khi kết hợp ô hô, đốt đốt, oán, than, cuồng, điên

Đó là những lời than về tình cốt nhục sinh ly tử biệt, lời than về nỗi mất con, về trách nhiệm của những kẻ chăn dân chưa thật “cẩn thận”

(Than ôi! Tình cốt nhục)

Ngã hà thảm thê (Thất tử) (Sao tôi thảm thiết!)

Ô hô! Ngã hữu dân,

Thân tai tại sát mi! (Đồng tử mục đường lang)

(Than ôi! Những người có trách nhiệm chăn dân của chúng ta! Phải cẩn thận, xét đến vẻ lông mày của mọi người)

Có khi là nỗi ngậm ngùi của bản thân vì bị thói đời lôi cuốn, vì ở hoàn cảnh đất nhớ quê hay nỗi uất ức không thể trút bỏ.

Tự thán du du ủy tục tình! (Đăng Sơn Hoành) (Ngậm ngùi cho mình cứđể thói đời lôi cuốn mãi)

Khởi thức Nam nhân hữu biệt ly! (Dương phụ hành) (Đâu biết có một người Nam đang ở cảnh biệt ly!)

Bất khán đề oán mãn giang thành (Ký hận – kỳ nhị)

(Không nỡđem nỗi oán hờn mà đề khắp chốn giang thành!)

Có khi là nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn vì thương nhớ bạn, vì không thể kìm nén cảm xúc. Hà xứ tương tư bất đoạn hồn! (Trệ vũ chung dạ cảm tác)

(Đã nhớ nhau thì ai ởđâu mà tâm hồn chẳng tan nát!)

Bạch giả chính dương cuồng! (Văn Lưu Nguyệt Trì Bắc hành khuyết vi diện biệt phụng ký –Kỳ nhất)

(Rằng: Lý Bạch lúc này đang giảđiên!)

Có khi diễn tả nỗi băn khoăn, day dứt; hay tình thế bi đát của con người qua từ thán, hỹ và hình thức dấu câu.

Nhất bộ nhất hồi thán! (Phụ tương tử) (Mỗi bước lại ngập ngừng than thở)

Lệ phục chiếu tăng ngô tử hỹ! (Phúc lâm lão) (Lại còn chiếu lệ tăng thêm, thì tôi đến chết mất)

Hu ta lão hỹ! chỉ bại tường (Phúc lâm lão)

(Nhưng than ôi! Tôi già mất rồi (lão vừa nói vừa chỉ tay vào bức tường đổ)

Có khi xuất hiện nhiều hình thức cảm thán trong một bài thơ, kết hợp giữa các hình thức cảm thán với các kiểu câu để làm bật cảm xúc, tình cảm của người nói. Đó là trường hợp bài Đề sát Viện Bùi công Yên đài Anh ngữ khúc hậu. Bài thơ có tất cả 7 câu cảm thán.

Câu hỏi kết hợp với câu cảm thán để diễn tả ý khẳng định: “Khởi dư giả thùy? Bùi sứ quân!”

(Người làm cho ta phấn khởi như thế là ai? Là ông sứ họ Bùi)

Từ cảm thán đốt đốt với dấu chấm cảm: “Đốt đốt nam nhi chân khoái sự!” (Chà chà! Làm trai như thế mới thực là khoái!)

Hình thức điệp, dấu chấm cảm và sự xuất hiện của từô hô: “Nhất danh cơ bạn trường như

thử! Ô hô! Nhất danh cơ bạn trường như thử! Bạch phát, thanh bào, ngô lão hỹ!” (Một chút danh cứ ràng buộc mãi thế này! Than ôi! Một chút danh cứ ràng buộc mãi thế này! Bạc đầu với chiếc áo xanh. Ta già mất rồi!)

Những hình thức cảm thán này chuyển tải cảm xúc: nỗi hứng phấn cũng như niềm đau của nhà thơ khi đến với tác phẩm của ông Bùi công; khi nhận ra mình đã thật sự già rồi, mình đã bị ràng buộc vì một chút danh hời nhỏ nhoi. Nói chung là mình đã uổng phí tài trai vì mấy pho sách cũ.

4.3. Từ ngữ:

Từ ngữ trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát rất phong phú và đa dạng. Nó chịu ảnh hưởng của nghệ thuật trung đại nói chung và sự cách tân của cá nhân nói riêng. Từ ngữ trong thơ Cao Bá Quát làm rõ cho phương thức tự sự và phương thức trữ tình trong chiếm lĩnh đối tượng và bộc lộ cảm xúc của nhà thơ. Sau đây xin đi cụ thể vào hai phương diện lớp từ tự xưng và từ mang chức năng biểu cảm.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆTHUẬT THƠCHỮHÁN CAO BÁ QUÁT (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)