Tiêu đề bài thơ:

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆTHUẬT THƠCHỮHÁN CAO BÁ QUÁT (Trang 95 - 97)

178 Bài Trệ vũ chung dạ cảm tác

4.1. Tiêu đề bài thơ:

Tiêu đề bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát nói chung mang đậm tính tự sự. Khảo sát 418 bài thơ đã cho thấy rõ điều này. Tiêu đề xoay quanh hiện thực của tác giả với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên và con người. Tính tự sự của tiêu đề bài thơ thể hiện qua không gian, thời gian, sự kiện, biến cố, đối tượng được đề cập. Sau đây xin đi vào những phương diện nêu trên:

Về không gian: Tiêu đề bài thơ Cao Bá Quát bao quát không gian rộng lớn trong nước và ngoài nước. Đó là chuỗi hành trình Cao đi thi, làm quan và chuộc tội. Có khoảng 83 tiêu đề bài thơ

gắn với địa danh cụ thể. Những địa danh này là những không gian thật, gắn liền với từng vùng đất. Ví như đi qua Quảng Trị thì tác có bài Quá Quảng Trị, đến Huế thì có Hiểu Quá Hương giang, ra nước ngoài thì có Thuyền nhập Bành Trạch cảng bạc mộ yết đỉnh... Nhìn chung những không gian này mới lạ, hấp dẫn nhưng cũng gợi lên nỗi buồn... Từ không gian đề cập trong tiêu đề bài thơ

chúng ta thấy tình cảm ưu ái của Chu Thần dành cho quê hương, thiên nhiên.

Về thời gian: Tính tự sự của tiêu đề thể hiện rõ nhất qua sự xác nhận thời gian. Tiêu đề bài thơ của Chu Thần mang đậm dấu ấn thời gian, những thời gian không xác định và xác định một cách cụ thể rất nhiều như mùa, năm, tháng, ngày. Chỉ riêng con số về ngày cụ thể có đến 20 lần

trong các tiêu đề bài thơ. Điều này rất hiếm đối với các nhà thơ trung đại và hiện đại sau này. Điều

đó cho thấy Cao Bá Quát muốn ghi lại những sự việc xảy ra như một cuốn nhật ký của đời mình, nhật kí hành trình theo trình tự thời gian.

Dấu ấn thời gian được thể hiện cụ thể qua việc Cao Bá Quát vi phạm vụ trường thi. Nhiều bài thơ đã ghi lại sự việc này, ví như: … Cửu nguyệt sơ thất nhật dĩ trường sự hạ Trấn Phủ ngục - Ngày bảy tháng chín tống giam nhà ngục Trấn Vũ vì vụ trường thi; Thập nguyệt thập thất nhật thừa Lễ bộ nghiêm tấn hậu cưỡng bệnh mạn chí (tứ thủ) - Ngày 17 tháng 10, sau khi bị bộ lễ tra trấn nghiêm ngặt, gượng đau viết luôn bốn bài; Chinh nguyệt nhị thập nhất nhật di tống Thừa Thiên ngục tỏa cấm - Ngày 21 tháng giêng, bị giải sang giam ở ngục Thừa Thiên; Cửu nhật chiêu khách - Ngày trùng cửu mời khách…

Hành trình nơi biển khơi chuộc tội cũng được ghi lại một cách cụ thể: … Nhị thập nhị nhật đắc phong, hí trình đồng chư hữu (nhị thủ) - Ngày hai mươi hai được thuận gió viết đùa đưa các bạn cùng thuyền (hai bài); Nhị thập tam dạ khán nguyệt họa Phan Hành phủ (nhị thủ) – Đêm hai mươi ba trông trăng, họa thơ Phan Hành Phủ (hai bài); Nhị thập tứ nhật hồi thuyền hiểu phát Bành Trạch cảng – Ngày hai mươi bốn quây thuyền về, rạng sáng xuất phát từ cảng Bành Trạch…; Trấp tam nhật thuyền xuất cảng khẩu sảo viễn trị bạo phong vũ giảm phàm nhi tiến - Ngày hai mươi ba thuyền ra cách xa cửa biển gặp gió mưa lớn giảm buồm mà tiến; Trấp tứ nhật thuyền bạc Thiên Sơn cảng dạ trị phong vũ, thứ vận Trần Ngộ Hiên - Ngày hai mươi bốn thuyền ghé vào cảng Thiên Sơn.

Đêm gặp gió mưa, họa bài thơ của Trần Ngộ Hiên…

Về sự kiện, biến cố, đối tượng: sự kiện, biến cố và đối tượng ở các tiêu đề bài thơ gắn liền với cảm hứng sáng tác. Nhìn chung sự kiện, biến cố xoay quanh cuộc đời và hành trình của Cao Bá Quát khá nhiều: sự kiện đi thi, biến cố vụ trường thi, hành trình đi chuộc tội…vv. Bên cạnh đó, đối tượng được đề cập trong tiêu đề cụ thể, hiện thực. Bạn bè, người thân xuất hiện khá nhiều trên 50 bạn được nhắc đến trong 418 bài thơ, và nhiều bài thơ có tiêu đề gắn liền với tên bạn. Điều đó chứng tỏ Cao Bá Quát rất quan tâm đến cuộc sống xung quanh, có tình cảm tốt với bạn bè. Tính tự

sự thể hiện rõ nhất ở cảm hứng sáng tác đối với sự kiện, biến cố và đối tượng. Dấu hiệu để nhận biết

điều này thông qua sự xuất hiện của các từ tẩu bút (viết nhanh, viết ngay), túng bút (viết ngay); bút (viết đùa:); tức sự (làm ngay), thí bút (thử bút), mạn bút (tản mạn), hí tác (viết chơi), với tần số

xuất hiện như sau: tẩu bút (10 lần), túng bút (2 lần); hí bút (3 lần); tức sự, thí bút, mạn bút, hí tác (1 lần). Sự xuất hiện những từ này trước hết, nó minh chứng cho quan niệm thơ văn mà Cao Bá Quát từng nói: phải rung động, phải có cảm xúc thì mới sáng tác. Điều đó ngụ ý là tình cảm của Cao Bá Quát dạt dào và chân thật. Nó cũng cho thấy những gì mà Cao Bá Quát rung động đều thành thơ cả. Và cuối cùng, nó chứng tỏ Cao Bá Quát là người có tài làm thơ, đáng được tôn là “Thánh Quát”.

Một điều nữa là tiêu đề bài thơ chữ Hán Cao Bá Quát thường là những câu văn tự sự dài mang tính kể, tường thuật lại. Con số những bài thơ kiểu này có tới gần 238 bài trên tổng số 418 bài thơ khảo sát. Có những tiêu đề rất dài, nhất là khi nó có đủ ngày tháng, năm sự kiện, đối tượng. Ví như: Thương Sơn công hữu sở quỹ vật kiêm trí hảo thi, bộc phương nhiễu vu thất tử chi thích, cảm thê giao tình khẩn tình hiện hồ từ - Ông Thương Sơn tặng quà, có kèm một bài thơ hay, ta đang bối rối vì con chết, thương cảm dồn dập, tình hiện ra lời; Thương Sơn công tịch thượng nghĩ đông dạ

quan vưu hối am minh sử nhạc phủđồng hữu nhân phân phú – Làm theo sự cùng phân công của các bạn nhân nghe Nhạc phủ về sử đời Minh của Vưu Hối Am tại tiệc ngài Thương Sơn trong đêm

đông; Trấp tứ nhật thuyền bạc Thiên Sơn cảng dạ trị phong vũ, thứ vận Trần Ngộ Hiên – Ngày hai mươi bốn thuyền ghé vào cảng Thiên Sơn. Đêm gặp gió mưa, họa bài thơ của Trần Ngộ Hiên...

Điều này không phù hợp với tiêu đề thơ chữ Hán trước đó, bởi thơ chữ Hán nói chí, tải đạo và rất ngắn ngọn nhưThuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Bạch Đằng Giang phú của Trương Hán Siêu…

Có thể nói rằng tiêu đề của thơ chữ Hán Cao Bá Quát mang đậm tính tự sự. Nó là sự phá cách rất hiếm thấy của Chu Thần so với các nhà thơ trước ông, cùng thời và cả sau này. Điều đó thể

hiện nét riêng trong cách đánh dấu tiêu đề. Như vậy, có thể thấy rằng tiêu đề bài thơ của Cao Bá Quát mang đậm tính tự sự của văn học hiện thực sau này, nhất là văn xuôi (bút kí, nhật kí).

4.2. Câu thơ:

Ngữ pháp tiếng Hán xét về mặt hình thức có hai kiểu câu: câu đơn và câu phức. Xét về mặt ý nghĩa thì có câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. Như vậy, ngữ pháp tiếng Hán cũng khá giống ngữ pháp tiếng Việt, chỉ có điểm khác về trật tự câu, nhất là phần bổ ngữ. Khảo sát 418 bài thơ của Cao Bá Quát thì thấy sự xuất hiện của các loại câu này. Ngoài ra còn xuất hiện những hình thức tỉnh lược, hoặc đảo trật tự từ. Ởđây chỉ khảo sát bốn loại câu theo ý nghĩa của nó.

Trong 418 bài thơ của Cao Bá Quát thì câu trần thuật xuất hiện nhiều nhất, kếđến là câu nghi vấn, câu cảm thán và câu cầu khiến. Đi sâu vào từng loại câu, chúng ta sẽ thấy những nội dung quy

định hình thức như thế nào và ngược lại.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆTHUẬT THƠCHỮHÁN CAO BÁ QUÁT (Trang 95 - 97)