Nhân sinh hội ngộ an khả thường? (Trà giang thu nguyệt ca)

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆTHUẬT THƠCHỮHÁN CAO BÁ QUÁT (Trang 56 - 58)

Sóng biếc vừa tiễn biệt, Gãi đầu buồn lìa bạn bè)

Tương phùng bất tích đảo phương tôn, Tương tống minh triêu các đoạn hồn. Tội ngã dĩ vi đồng điệu khách,

Biệt quân do khất tạm thời ngôn... Bả duệ ân cần cánh hồi thủ,

Tưởng ưng trường luyến cựu sào ngân (Tịch thượng nhân đại Phan Hành Phủ)

(Gặp nhau không tiếc dốc cạn hũ rượu thơm,

Sáng mai tiễn biệt nhau, cả bọn đều tan nát tâm hồn. Ta tự kết tội mình là làm người khách đồng điệu,

Xa cách ngài còn xin nói, chỉ là thời gian không lâu dài... Nắm tay nhau ân cần tỉ tê rồi ngoái cổ nhìn lại,

Tưởng nên nhớ mãi cái dấu vết nơi “cựu sào”) Vị tử tương phùng thị hạnh nhân,

Cánh vi thử biệt lệ triêm cân (Đoàn Tính lâm hành bả tửu vi biệt, tẩu bút dữ chi)

(Chưa chết, lại được gặp nhau, đã là may rồi, Nay lại phải chia tay, khiến cho chiếc khăn đẫm lệ)

Cao Bá Quát buồn vì phải xa bạn, buồn vì lâu ngày mới được gặp bạn lại phải xa nhau. Cảm xúc ấy như mây muôn dặm nổi trôi, như tan nát cõi lòng nhau, như nước sông Hương về chiều lạnh ngắt. Không chỉ vậy, tình cảm ở Cao Bá Quát còn dâng trào đến độ không kìm nén được. Người ở

lại “ngậm ngùi lệ như nước” (Phù Liệt lữ đình tống Đỗ Miễn Chi ngự sử; Biệt Phạm Đôn Nhân Lang trung), “như kẻ mất hồn” (Lưu biệt Hoàng Liên Phương). Thật là một tình cảm chân thành, một “tấm lòng son dù đến chết cũng không bao giờ phai lạt” đối với bạn bè. Thế nên, khi tiễn bạn, mắt Cao Bá Quát cứđăm đăm nhìn con đường bạn đi, lòng hướng về phía con đường xa thẳm nơi bạn đến (Tống Nguyễn Trúc Khê xuất lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Hy Vĩnh lão khế), tiễn bạn rồi nghe

điệu tù và mà buồn thương (Ký Lê Bảo Xuyên Trấn Tây quân thứ), tựa lan can buồn không nói nên lời (Châu Long tựức biệt). Và hơn thế nữa, cái cảm giác tiễn đưa bạn nó cứ da diết, bâng khuâng mãi trong tám năm trường (Du mỗ cố trách, dạ thính đàn tranh).

Cao Bá Quát còn bày tỏ tình cảm khi xa bạn. Ông nhớ lúc kết bạn, nhớ buổi chia tay, nhớ khi tiễn đưa, nhớ lúc uống rượu luận bàn chuyện tâm địa... có khi một ngày trăm lần nhớ bạn (Thù hữu nhân úy vấn). Cao Bá Quát nhớ những người mà mình tưởng vọng (Châu Long tự ức biệt): nhớ

Miên Thẩm ví mình như Mao Toại đối với Bình Nguyên Quân (Thương Sơn công hữu sỡ quỹ vật kiêm trí hảo thi, bộc phương nhiễu vu thất tử chi thích, cảm thê giao khẩn tình hiện hồ từ); nhớ

Phương Đình, có đêm tưởng bạn đang ngồi một mình ngâm thơ trong một căn gác lạnh lẽo; nhớ

Tuần Phủ, người bạn đã tin ông, hiểu ông, nhìn ông bằng cặp mắt xanh (Dư hốt ư mộng trung vãng thám Tuần Phủ, ám tưởng kinh trung cố nhân hoặc đương hữu niệm ngã giả, nhân ký tuần phủ kiêm trình Đôn Nhân Phạm Tử). Lại có một nỗi buồn khôn tả khi xa vắng kẻ tri âm, ngày bốn tháng năm họa thơ bạn gửi đến mà Cao Bá Quát như tan nát cả cõi lòng, thiếu vắng bạn như giường kia treo hững hờ, như dòng sông tương tư: “Cách năm ly biệt, giường kia treo hờ hững/ Dòng sông tương tư, lại tan nát tâm hồn”133. Cảm giác nhớ bạn càng xiết bao hơn khi Cao Bá Quát cứ lênh đênh nơi quê người, ngày hay tin bạn về quê mà ngậm ngùi nhớ bạn ở tận phương trời: “Những ngậm ngùi vì phải xa nhà hàng dặm/ Nay lại thêm nhớ bạn ở tận phương trời!”134. Nỗi nhớ bạn kể cả khi nhìn cảnh cũ (Mộ xuân tức cảnh hoài nhân) hay thấy vẻ thanh khiết của sen (Đề Trần Thận Tư học quán, thứ vận Phương Đình vận). Cao Bá Quát thấy gió trăng mà nhớ người cũ, thấy lá sen mà nhớ đến Phương Đình. Nhớ để rồi cô đơn, buồn nhưđứt từng khúc ruột khi nhìn lá thông rơi bởi bạn từ lâu như bóng chim tăm cá vắng bặt. Nhìn thấy lá sen cũng vậy. Người thơ ao ước bạn đến chơi. Điều đó thực không khác gì hơn uống “rượu thuần giao”135 (rượu ngon) vậy. Ở những người bạn tâm giao này họ xa nhau nhưng vẫn nhớ nhau, hướng về nhau. Tấm lòng của họ đối với nhau trước sau như

một. Cao Bá Quát đã khẳng định mối tri giao một cách tự hào: “Nhớ nhau vì hàng năm xa cách nhưng chẳng phương hại đến tinh thần”136. Cao Bá Quáttừ nhớ bạn chuyển sang trông ngóng bạn (Sơ thu vịnh Hoài Phủ, Minh Trọng nhị tri kỷ), hỏi bạn nay ở đâu (Lên Khán Sơn có điều nhung nhớ), rồi nằm mơ tưởng nhớđến bạn. Có đến 2 lần, Cao Bá Quát nằm mơ nhớ bạn.

Mộng trung do tiếp khứ niên hồn (Mộng Ngô Dương Đình) (Trong giấc mơ còn chuyện trò hồn năm trước)

U cư sầu tuyệt cổ thành ôi,

Hốt tác Giang Nam nhất mộng lai (Dư hốt ư mộng trung vãng thám

Tuần Phủ, ám tưởng kinh trung cố nhân hoặc đương hữu niệm ngã giả, nhân ký Tuần Phủ kiêm trình Đôn Nhân Phạm Tử - kỳ nhất)

(Nằm náu ở góc ngôi thành cổ, buồn thực là buồn, Bỗng nằm mơ một giấc đến tận miền Giang Nam)

Chu Thần nằm mơ thấy Dương Đình, người bạn rất thấu hiểu lòng mình. Tình tri kỉ ấy đã làm người thơ tỉnh mộng rồi mà “Vẫn cứ nằm trên giường trằn trọc mãi không nói được lời nào”.

133

Cách niên vi biệt không huyền tháp/ Nhất thủy tương tư khước đoạn hồn (Bài Tứ nhật họa Đôn Nhân kiến ký thứ vận) 134

Tích biệt gia thiên lý/ Hoài nhân thiên nhất phương (Văn Lưu Nguyệt Trì Bắc hành khuyết vi diện biệt phụng ký – kỳ nhất)

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆTHUẬT THƠCHỮHÁN CAO BÁ QUÁT (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)