Không gian nghệ thuật:

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆTHUẬT THƠCHỮHÁN CAO BÁ QUÁT (Trang 80)

172 Bài Nguyên Nhật

3.2. Không gian nghệ thuật:

Không gian nghệ thuật gắn liền với cảm hứng sáng tác và nó nghiêng về phía tinh thần. Nó không dừng lại không gian vật chất mà nó là hình tượng không gian, là thế giới của tinh thần, cảm xúc. Nó được xác định từ điểm nhìn, vị trí tác giả và mở rộng ở mức độ tâm tưởng. Trong thơ cổ điển không gian nghệ thuật chính là không gian vũ trụ bởi lẽ người xưa có khát vọng lên cao để

chan hòa và chiếm lĩnh vũ trụ. Không gian cá nhân không có chỗđứng trong thơ cổ, cái cá nhân đơn lẻđã chan hòa cùng cái ta, bị cái ta chi phối.

Chu Thần là một trong những nhà thơ lớp cuối của văn học trung đại, cho nên không gian nghệ thuật trong thơ ông ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của không gian vũ trụ. Và quả thật có một không gian “tầm cao” và rộng lớn xa tít tắp, mù mịt gió bụi, lạnh lẽo trong thơ ông. Lại xuất hiện một không gian cá nhân đơn lẻ trong không gian vũ trụ bao la kia. Điều đó đã làm cho không gian nghệ thuật thêm sinh động, gắn liền với sự ý thức cá nhân của con người thời đại.

Khảo sát 418 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát, chúng tôi thấy có mảng không gian “tầm cao”, không gian rộng lớn với khoảng cách xa tít tắp đầy gió bụi lạnh lẽo và không gian nỗi niềm cá nhân. Những không gian này hòa quyện với nhau thể hiện thế giới quan trong thơ Cao Bá Quát. Trong khuôn khổ luận văn cho phép, chúng tôi xin đi vào tìm hiểu không gian “tầm cao” và không gian nỗi niềm.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆTHUẬT THƠCHỮHÁN CAO BÁ QUÁT (Trang 80)