Bài Mộng vong nữ

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆTHUẬT THƠCHỮHÁN CAO BÁ QUÁT (Trang 55 - 56)

thơ chữ Hán Cao Bá Quát, chúng ta thấy ông nhắc rất nhiều đến bạn hữu, bao gồm bạn bề rộng giao thiệp xã hội lẫn chiều sâu trong mối tương giao tri kỉ. Bạn ở Thăng Long từ thưở còn đi học, bạn ở

cùng vườn, bạn láng giềng, bạn văn chương thù tạc, bạn ngao du trên bước đường 10 năm phiêu lãng trước khi làm quan, bạn tù, bạn thơ, bạn đồng niên, bạn vong niên, bạn làm quan ở Bộ, bạn sơ

giao Hoa kiều ở Hạ Châu… Nhiều người đỗ đạt làm quan ở các Bộ, làm quan các tỉnh, huyện khắp nước, từ Tuyên Quang, Lạng Sơn đến An Giang, Trấn Tây. Họ có mặt trong thơ của ông một cách chan hòa, chân tình mà dung dị. Khảo sát 418 bài thơ thì thấy bạn bè của ông có trên 50 người, tần số xuất hiện như sau: Trần Ngộ Hiên (8 lần), Phương Đình (Nguyễn Văn Siêu) (7 lần), Thận Tư (7 lần), Lê Bảo Xuyên (6 lần), Di Xuân (6 lần), Thúc Minh (4 lần), Phạm Đôn Nhân (3 lần), Phàn Hành Phủ (3 lần), Lê Hy Vĩnh (3 lần), Chuyết Hiên, Đoàn Tính, Phan Sinh, Hoài Phủ, Thương Sơn, Nguyễn Văn Lý (2 lần), Nguyễn Chính Tự, Hành Phủ, Hoán Phủ, Ngô Phương Đình, Nguyễn Đài, Nguyễn Mã Trai, Đỗ Lý An, Lưu Nguyệt Trì, Cao Tú tài… Một con số thật đáng nể. Điều đó chứng Chu Thần giao du rất rộng, điều đó còn nói lên rằng Chu Thần rất được bạn bè kính trọng, thân thiện.

Bạn của Chu Thần bốn bể, toàn là những kẻ có tài: “Bạn bè bốn bể không có người vụng về”129. Nhưng kẻ sĩ thường trọng tình hơn trọng tài. Trong thơ, ông có nói: “ đời người ta cảm nhau vì ý khí”130. Chu Thần giao du rộng, được bạn bè mến yêu chính là do cái chân tình của ông. Trước sau, bất cứ lúc nào, dù khi tiễn đưa, lúc xa bạn hay khi gặp bạn, Chu Thần vẫn với tấm lòng thành ấy đối đãi bạn.

Ở đời, “Sum họp hay chia phôi, mình có tính lấy được đâu”131; “Muốn gặp gỡ nhau luôn không được”132 nên thường ly biệt, Cao Bá Quát có mảng thơ tống - tiễn, nhất là tiễn bạn bè: Tiễn bạn ra ải, Tiễn anh vợ là Huấn đạo Đỗ Lý An hết hạn nghỉ trở về kinh, Tiễn ông Nguyễn Mã Trai vừa được phép nghỉ năm về Bắc, Tiễn Nguyễn Trúc Khuê ra nhậm chức tại phủ Thường Tín, Tiễn Nguyễn Đài... Lệ thường trong tiễn đưa, người ra đi bao giờ cũng ngậm ngùi, khổđau hơn người ở

lại. Thế nhưng, trong thơ Cao Bá Quát, người ở lại luôn mang một tâm sự nặng trĩu. Có đến 9 lần Cao Bá Quát nói lên cảm xúc này.

Tống khách lai giang thượng, Ly tình vạn lý vân...

Lục ba cương tiễn biệt,

Tao thủ trướng ly quần (Giang thượng tình vân tạp vũ vân) (Tiễn bạn trên sông,

Tình ly biệt như mây muôn dặm...

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆTHUẬT THƠCHỮHÁN CAO BÁ QUÁT (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)