Câu trần thuật:

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆTHUẬT THƠCHỮHÁN CAO BÁ QUÁT (Trang 97 - 102)

178 Bài Trệ vũ chung dạ cảm tác

4.2.1. Câu trần thuật:

Câu trần thuật xuất hiện nhiều trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát là điều tất nhiên. Bởi chúng có chức năng thông báo, rất tiện lợi trong miêu tả và trần thuật. Cũng giống như thơ chữ Hán Nguyễn Du chủ yếu miêu tả “những điều trông thấy”, thơ chữ Hán Cao Bá Quát cũng nghiêng về

miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên những chặng hành trình đi thi, làm quan, đi chuộc tội nước ngoài. Không những miêu tả, Cao Bá Quát còn đúc kết, nhận xét từ những thực tếđó. Cao Bá Quát dường như muốn phơi bày tất cả hiện thực cuộc sống cho mọi người biết, cả những thực tế tích lũy từ vốn sống của bản thân, ông cũng không che giấu. Tất cả chúng đều hiện diện sinh động qua hình thức câu trần thuật. Hiện thực cuộc sống mà ông đang chứng kiến có rất nhiều điều làm ông

bức xúc. Chính vì thế mà câu trần thuật ở hiện tại chiếm đa số, kếđến là câu trần thuật quá khứ và câu trần thuật tương lại xuất hiện rất ít. Quá khứ chỉ là hoài niệm, là niềm đau và tương lai trong thơ

Cao dường như chỉ là những toan tính, ước đoán. Tương lai trong thơ ông xuất hiện rất ít, thường là những dựđịnh, toan tính, hay mong ước.

Có thể là những sự việc liên quan đến bản thân.

Khả phục đồ Nam dục ký tiên (Nhĩ phố tảo hồng) (Lại tính chuyện về Nam toan gửi thư)

Lai giả khả truy dư! (Tương đáo cố hương) (May ra sau này có thể không lỡ nữa)

Có thể là những mong ước cho bạn bè.

Tảo báo thử giang xuân (Tống Sơn Tây học Chính Nguyễn Đài chi ly) (Sớm báo tin xuân ở ngã ba sông này)

Có thể là niềm mong ước cho nhiều người. Ký thủ lai thời xuân sắc hảo,

Dữ nhân cộng tác họa đồ khan (Tài mai) (Hãy nhớ lấy: Sau này, khi vẻ xuân tươi tốt,

Sẽ thành một bức tranh cho mọi người xem chung)

Câu trần thuật quá khứ chiếm số lượng tương đối, có 207 câu trên 418 bài thơ. Câu trần thuật quá khứ dễ tìm thấy qua sự xuất hiện của các từdĩ, thành, ký… Một số câu khác mang ý nghĩa quá khứ, người đọc nhận biết qua cách trình bày của tác giả. Như vậy, qua con số này đủ thấy Chu Thần ít quan tâm đến quá khứ. Ông khác với những nhà thơ cổ trung đại, và giống Nguyễn Du (Nguyễn Du sử dụng 124 câu trần thuật quá khứ trong 250 bài thơ). Chu Thần không trốn mình trong quá khứđể an ủi niềm đau mà luôn đối đầu với thực tại. Dẫu kiến thức của ông về cổ văn rất tinh thông. Ông chỉ mượn việc quá khứ để đề cập đến cái hiện tại của cuộc sống, như người ta thường hay nói bình tuy cũ mà rượu thì mới vậy. Chính vì thế, những câu thơ ông sử dụng rất linh hoạt, thâm thúy, giàu ý nghĩa. Người xưa, việc xưa vì thế vẫn rất hợp với cảnh và tình hiện tại.

Câu trần thuật quá khứ trong thơ chữ Hán của Cao thường dùng để miêu tả những sự việc liên quan đến bản thân, hoặc những sự kiện tác động đến bản thân đã trôi qua theo thời gian với một tâm trạng cảm xúc khó quên.

Đó là những những kỉ niệm đẹp của thời trẻ cùng vui chơi, cùng thưởng ngoạn. Ký đắc đăng cao túy kỷ hồi (Cửu nhật họa Di Xuân kiến ký thứ vận) (Còn nhớ lên cao say bao lần)

Cựu du hảo tại liên đồng bệnh (Để ngụ bệnh trung giản chư hữu) (Cuộc chơi ngày trước vui thú vì cảm thông người đồng bệnh)

Hoặc những trăn trở trước con đường danh, việc ngộ nhận về danh. Thập niên tiền thố thiếu niên ông (Tảo xuân thuật hoài) (Mười năm trước ông trẻđã nhầm nhỡ rồi)

Thiếu niên chân cá ngộ phần lung (Nhị thập tứ nhật hồi thuyền hiểu phát Bạch Thạch cảng)

(Tuổi thiếu niên quả là ta đã ngộ nhận về cái lồng lửa)

Có khi hối tiếc vì uổng công mài bút, văn chương vì thế mà vô bổ. Thập niên ác bút phí quang tâm (Phục giản Phương Đình) (Mười năm cầm bút phí cả thời giờ)

Tảo tín văn chương bất trị tiền (Thuật hoài)

(Ta đã sớm tin rằng, văn chương là điều chẳng đáng giá)

Có khi là nỗi đau khi nhìn lại những việc đã qua theo thời gian. Tư lượng vãng sự thiêm trù trướng (Khách lộ cảm hoài) (Đắn đo suy nghĩ việc đã qua thêm buồn)

Thiên ly quan san sự dĩ phi (Mộ xuân tức cảnh hoài nhân) (Nơi quan san ngàn dặm việc đã sai rồi)

Có khi than thở thương cho mình, cho bạn.

Dữ quân linh lạc cộng thương hoài (Cửu nhật họa Di Xuân kiến ký thứ vận)

(Ta với bác đã suy yếu mà cùng thương nhớ nhau)

Cộng thán tương phùng vãn (Du Hội An phùng vị thành ca giả) (Cùng than thở gặp nhau đã muộn)

Hay diễn tả ý định lui vềẩn dật trước đó.

Dĩước điền viên lưu ngã nhật (Họa Lục Phóng Ông chinh nguyệt ngũ nhật xuất du)

(Đã hẹn ngày lưu lại chốn điền viên)

Ngô nghi dĩ quyết thập niên sơ (Hạ dạ vấn bốc đồng Hành Phủ) (Ý ngờ của ta đã quyết từ mười năm trước)

Cũng có khi hướng đến chuyện xưa với những vị anh hùng hay liếc tiếc cố triều. Anh hùng vãng sựủy thương ba (Du Nam Tào sơn tự, lâu thượng ký vọng đề `bích trình Thúc Minh – kỳ nhất)

(Chuyện cũ của khách anh hùng, đã gửi cả cho làn sóng biếc)

Dao tưởng đương niên hành lạc xứ (Họa Thận Tư xuân nhật đồng chư hữu đăng Trấn Vũ quán lâu vọng hồ kiến ký thứ vận)

(Vời vợi nhớ lại nơi hành lạc năm xưa)

Cũng có khi là những câu diễn tả nỗi kinh hãi về vụ trường thi, hay khẳng định lối sống, phong cách, nỗi niềm khi thấy mình thừa thải trong đời…

Trong câu trần thuật hiện tại đáng chú ý là câu trần thuật ở dạng phủ định. Số lượng kiểu câu này có khoảng 570 câu, với sự xuất hiện của các từ vô (không), bất (không), vị (chưa), phi (không), nan (khó), mạc (đừng, chớ)… Có nhiều dạng phủđịnh:

Thường là những câu miêu tả cảnh vật, sự vật, sự việc hay con người ở trạng thái không của nó. Loại câu này chiếm khá nhiều.

Bích tuyền trạm bất lưu (Đề Trần Thận Tư học quán, thứ Phương

Đình vận – kỳ bát)

(Khe nước dừng không chảy)

Bạch nhật ảm thảm thần vô quang (Đằng tiên ca) (Mặt trời u ám, ban mai không có ánh nắng)

Có khi là sự nhận thức, đánh giá - nhận xét, đúc kết về sự vật, hiện tượng, đối tượng. Hy ngự bất khả hệ (Đề Trần Thận Tư học quán, thứ Phương Đình vận

– kỳ nhị)

(Thời gian trôi nhanh không thể buộc lại)

Bình sinh bách sự bất do tâm (Dư hốt ư mộng trung vãng Thám Tuần Phủ, ám tưởng kinh trung cố nhân hoặc đương hữu niệm ngã giả, nhân ký Tuần Phủ kiêm trình Đôn Nhân Phạm Tử - kỳ nhị)

(Ởđời trăm việc đều chẳng theo ý muốn của mình)

Có khi là ước ao nhưng chưa làm hoặc việc đó chưa thực hiện được.

Phỏng đạo danh sơn nguyện vị thù(Du Nam Tào sơn tự, lâu thượng ký vọng đề bích trình Thúc Minh – kỳ nhị)

(Ước nguyện hỏi đạo ở núi nổi tiếng chưa được đền đáp)

Trường khiếu Tô môn vị hữu kỳ (Vãn du sài Sơn vũ hậu đăng sơn đầu

đề bích – kỳ nhị)

(Chưa có dịp huýt một tiếng dài ở núi Tô môn)

Vô hạn hảo sơn du vị biến (Vãn quy) (Biết bao núi đẹp chưa dạo chơi khắp

Có khi là hình thức phủđịnh để khẳng định.

Thùy vô thân gia lụy (Đắc gia thư, thị nhật tác) (Ai không có cái lụy gia đình)

Độc tín đan tâm tử vị hôi (Dư hốt ư mộng trung vãng Thám Tuần phủ, ám tưởng kinh trung cố nhân hoặc đương hữu niệm ngã giả, nhân ký Tuần Phủ kiêm trình Đôn Nhân Phạm Tử - kỳ

nhất)

(Tin chắc rằng lòng son dù chết cũng không lạt)

Câu trần thuật phủđịnh xuất hiện nhiều trong thơ Cao Bá Quát cũng chứng tỏ dưới mắt Chu Thần cuộc đời còn nhiều bất công, những phi lý, những bế tắc… Con người dường như bị chặn

đứng lại, trước mắt chỉ thấy những phủ phàng, những con số không và những điều chưa như ý. Ngay cả hình thức phủđịnh để khẳng định cũng đã nói lên điều đó.

Một khía cạnh nữa của câu trần thuật hiện tại, đó là loại câu theo các mặt quan hệ, loại này chiếm số lượng ít. Có quan hệđiều kiện (nếu…thì…), quan hệ nguyên nhân - kết quả (vì…nên…), quan hệ nhượng bộ (tuy…nhưng…). Những quan hệ này được hiểu ngầm, vì thế các từ chỉ quan hệ

thường không xuất hiện nhưng người đọc vẫn hiểu. Đáng chú ý là những loại quan hệ này xuất hiện

ở dạng phủđịnh. Có thể kểđến quan hệđiều kiện (nếu … thì…)

Bất tác quá đáng ngô thiên tuyền(Di Xuân dĩ bồn liên vi thu phong sở tồi hữu thi kiến ký, nhân thứ kỳ vận, ca dĩ họa chi)

(Không có sự gì quá đáng thì bản tính ta vẫn vẹn toàn)

Quan hệ nhượng bộ (tuy… nhưng…) Bất tài diệc nhân dã (Cái tử) (Dù hèn nhưng cũng là người)

Thái diêm bần vị khuyết (Mộng vong nữ)

(Nhà ta tuy nghèo nhưng dưa muối vẫn không thiếu)

Quan hệ nguyên nhân kết – kết quả (vì…nên)

Sự vị năng như ý,

Tâm nam độc tự do (Thuật hoài)

(Việc đã chưa như ý/ Lòng cũng khó mà được tự do)

Thường để diễn đạt câu quan hệ thì tác giả luôn dùng từng đôi câu mới diễn tả hết ý. Chúng có thể bổ sung ý cho nhau nhưng thường diễn tả các ý đối lập, để bộc lộ nỗi lòng hay nhận xét, đánh giá, bàn luận…

Lạc hoa thời tiết quân tu ký,

Xuân mãn Giang Nam vô hạn xuân (Đoàn Tính lâm hành bả tửu vi biệt, tầu bút dữ chi)

(Bác nên nhớ lấy, hiện nay tuy là mùa hoa rụng, Nhưng ở Giang Nam vẫn bát ngát đầy vẻ xuân)

Sở thất phi nhĩ tri (Đồng Tử mục đường lang) (Chú bé không phải là không khôn,

Nhưng hỏng ở chỗ nào chú không biết tới)

Từ những ví dụ trên, ta thấy các kiểu quan hệ xuất hiện khá khiêm tốn. Những kiểu câu này chuyển tải nội dung hoàn chỉnh, nhất là dạng câu phức thường có cấu tạo từ hai câu trở lên. Chúng thường xuất hiện ở phần cuối bài, nêu bật trọng tâm vấn đề, hoặc mở ra khơi gợi vấn đề.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆTHUẬT THƠCHỮHÁN CAO BÁ QUÁT (Trang 97 - 102)