Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Bích Thủy (Trang 59 - 62)

Công ty TNHH Bích Thủy hiện nay đã có được vị trí hàng đầu trong ngành thẩm mỹ và mỹ phẩm Việt Nam. Nhưng vị trí đó không đương nhiên vững chắc mãi mãi và không phải là tất cả mục tiêu phấn đấu của công ty. Trong bản kế hoạch 5 năm từ 2007- 2011, và mới được hội đồng quản trị sửa đổi một số mục tiêu, trở thành bản kế hoạch dài hạn cho giai đoạn 2009 – 2013, tầm nhìn 2015, công ty đã đặt ra các mục tiêu, hay hướng phát triển sau:

1. Đối với mảng kinh doanh mỹ phẩm:

- Trở thành nhà phân phối độc quyền mỹ phẩm lớn nhất Việt Nam.

- Chiếm lĩnh thị trường kinh doanh mỹ phẩm cao cấp tại hầu hết các thành phố của Việt Nam, ưu tiên phát triển khu vực phía nam trước. Cụ thể, công ty sẽ xây dựng một chuỗi hệ thống showroom chuyên nghiệp tại các thành phố lớn, tiến tới có mặt tại tất cả các thành phố của Việt Nam vào trong giai đoạn tiếp theo. Các showroom sẽ bán và trưng bày tất cả các loại mỹ phẩm mà công ty phân phối độc quyền, đồng thời tìm hiểu và kinh doanh cả các dòng sản phẩm đang được ưa chuộng tại địa phương đó và dần thay thế thị phần bằng các thương hiệu do công ty phân phối.

- Riêng 4 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, công ty ưu tiên phát triển hệ thống chi nhánh

và đại lý để các sản phẩm của công ty phân phối chiếm ưu thế tuyệt đối về thương hiệu và thị phần.

- Tiếp tục tìm kiếm đối tác, tăng thêm số thương hiệu mà công ty trở thành nhà phân phối độc quyền. Cụ thể, tính tới cuối năm 2008, công ty là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam cho 6 nhãn hiệu mỹ phẩm nổi tiếng của các nước Mỹ, Pháp và Ý. Kế hoạch tới cuối năm 2012 sẽ tăng lên thêm 4 loại nhãn hiệu nữa. - Giữ vững mức tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%/ năm

trong giai đoạn tới. Mục tiêu cuối năm 2013, tổng lợi nhuận trước thuế sẽ tăng gấp 3 lần năm 2008, đạt khoảng 33- 34 tỷ đồng/năm vào thời điểm cuối năm 2013.

2. Đối với mảng kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp.

- Phát triển hệ thống Spa tại tất cả các khách sạn và khu nghỉ dưỡng 5 sao trên toàn quốc. Ưu tiên phát triển tại khu vực phía nam trước.

- Mở rộng hệ thống salon làm đẹp tại các thành phố lớn.

- Xây dựng thêm các khu Spa chuyên biệt tại Đà Nẵng, Hải Phòng, trở thành hệ thống Spa lớn nhất nước.

- Tiếp tục cập nhật các tiến bộ kĩ thuật Spa trên thế giới, đảm bảo vị trí hàng đầu của Anam QT Spa tại Việt Nam.

- Mở rộng thị trường hoạt động sang nước ngoài. Cụ thể, tới cuối năm 2013 có cơ sở Spa tại Singapore, Băng Cốc, Kualalampur. - Giữ tốc độ phát triển doanh thu trung bình hàng năm của các

hoạt động thẩm mỹ, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe ít nhất 25%/năm. Tổng lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt con số ít nhất 26 tỷ / năm vào thời điểm cuối năm 2013.

Với các mục tiêu và kế hoạch như vậy, công ty đã xây dựng một số giải pháp vĩ mô để thực hiện. Những giải pháp chính phải kể đến là:

- Tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

- Giảm mức tích lũy lợi nhuận từ trên 50%/lợi nhuận ròng xuống con số 10% để phục vụ việc đầu tư phát triển.

- Tăng cường các hoạt động PR, marketing để nâng cao hình ảnh, tên tuổi của công ty và các sản phẩm, dịch vụ công ty cung cấp ra thị trường.

- Tổ chức hoạt động tuyển dụng nhân sự quản lý cho các vị trí quản lý mới một cách chuyên nghiệp và rộng rãi hơn.

II. Quan điểm của công ty về việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Công ty đã xác định vấn đề tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là một vấn đề cấp thiết và năm trong chiến lược phát triển của công ty. Theo dự kiến, tới cuối năm 2010, toàn công ty có gần 500 nhân viên tại tất cả các chi nhánh bán mỹ phẩm và spa trên toàn quốc. Với quy mô như vậy, bộ máy quản lý của công ty sẽ được cơ cấu lại. Quan điểm của công ty về việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong giai đoạn này có một số điểm đáng chú ý sau:

- Công ty chủ trương chuyên môn hóa sâu hơn các chức năng.

- Công ty không áp dụng hình thức công ty con đối với tất cả các chi nhánh.

- Có sự thống nhất quản lý về mặt tài chính và sách lược phát triển ở cấp độ toàn công ty.

- Công ty chú trọng hơn trong vấn đề tuyển dụng nhân sự quản lý. Các vị trí quản lý từ cấp trưởng bộ phận trở lên phải trải qua quá trình thi tuyển bất kể là tuyển dụng mới hay đề bạt.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý mới phải đảm báo quyền hạn và trách nhiệm tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và chức danh của vị trí đó. Đổi mới một số vị trí lãnh đạo cấp cao.

- Cơ cấu phải giảm thiểu tối đa sự xung đột quyền lực và sự chồng chéo trong việc ra và thực thi các quyết định quản lý.

- Cơ cấu phải có tính mở, đảm bảo thích ứng tốt với chiến lược phát triển trong ít nhất là 8-10 năm tới của công ty.

Các quan điểm của công ty nêu trên được đưa ra trong thời điểm công ty có quyết định tái cơ cấu lại tổ chức công ty. Em cho rằng các quan điểm trên là phù hợp, mang tính chất tích cực và gợi mở cho công ty nhiều hướng đi hơn. Nếu các quan điểm này được trở thành hiện thực thì tin chắc rằng đó sẽ là nhân tố quan trọng để phục vụ cho sự phát triển không ngừng của công ty.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Bích Thủy (Trang 59 - 62)