Sự cần thiết hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Bích Thủy (Trang 25 - 27)

nghiệp.

Đối với một doanh nghiêp, yêu cầu tự hoàn thiện mọi mặt là điều bắt buộc nếu muồn tồn tại được và phát triển được. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là một phần của doanh nghiệp, do đó tất yếu phải không ngừng tự hoàn thiện. Ta thấy rõ điều đó qua hai mặt sau đây:

1. Yêu cầu từ sự phát triển, hoàn thiện của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Nhu cầu phát triển, mở rộng khả năng kinh doanh, năng cao hiệu quả hoạt động, tối đa hóa lợi nhuận gần như là bản năng của tất cả các doanh nghiệp. Nhu cầu này được thể hiện trên thực tế chính là việc các công ty thường xuyên xây dựng và thực hiên các kế hoạch mở rộng quy mô, mở rộng thị trường mục tiêu, đa dạng hóa và chuyên sâu hóa các lĩnh vực kinh doanh của mình… Với việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch đó, công ty phải tiến hành hàng loạt những sự đổi mới. Chỉ đơn giản từ việc hoàn thiện công tác trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận, các nhân viên với nhau, giữa nhân viên với các cấp quản, cho đến những việc phức tạp hơn như tổ chức lại sản xuất, tìm kiếm thị trường mới, hoàn thiện hệ thống sổ sách… Như đã phân tích vai trò của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ở phần II chương này thì tất yếu cơ cấu tơ chức cũng phải được xem xét đổi mới, hoàn thiện. Có thể có nhiều mức độ đổi mới, hoàn thiện, nhưng ta xem bất kỳ sự đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý mà phù hợp với nhu cầu phát triển của công ty là sự tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Không phải bất kỳ chiến lược, kế hoạch phát triển nào cũng phải yêu cầu sự tái cơ cấu, nhưng bất kỳ chiến lược kế hoạch nào được đưa ra cũng phải xét xem cơ cấu hiện tại có phù hợp hay không, có hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược một cách hiệu quả không. Và khi mà

nhận thấy rằng cơ cấu đó không phù hợp, thì tất yếu phải thực hiện việc tái cơ cấu. Thông thường, một công ty khi có sự phát triển lớn về số lượng nhân viên, hay thị trường hoạt động, hay lĩnh vực hoạt động thì phải tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cho phù hợp.

2. Do yêu cầu của các yếu tố bên ngoài.

Có nhiều yếu tố từ bên ngoài tác động buộc cơ cấu tở chức bộ máy của doanh nghiệp phải thay đôi, phải hoàn thiện. Một ví dụ đơn giản, những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, hầu hết các công ty ở Việt Nam còn rât lạ lẫm với khái niệm marketing, và hầu như không hề có cái gọi là phòng marketing ở tất cả các công ty. Thế rồi khi khoa học về marketing được truyền bá rộng rãi, khái niệm marketing không còn xa lạ thì hậu hết các công ty phải thiết lập một bộ phận, bộ phận marketing, đó cũng chính là một sự thay đổi của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Một khía cạnh khác, sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông là thay đổi cách thức trao đổi và quản lý thông tin trong doanh nghiệp, điều này hình thành nên những công ty có cơ cấu đặc biệt, các công việc được giao xuống từng người, từng vị trí ở những nơi khác xa nhau mà không cần trụ sở, văn phòng, các cấp quản lý cũng được giản lược và chủ yếu chỉ manh tính tổng họp th ông tin và đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Hai ví dụ nhỏ trên cho thấy các yếu tố bên ngoài khi thay đổi sẽ tác động đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiêp, buộc cơ cấu phải hoàn thiện, thích nghi với những thay đổi đó. Còn có nhiều yếu tố bên ngoài nữa, tuy thuộc vào từng công ty, từng thời điểm mà khi thay đổi đã buộc cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty phải không ngừng hoàn thiện.

Chương 2: Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Bích Thủy

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Bích Thủy (Trang 25 - 27)