- Ngành vận tải kho bãi, thông tin bưu điện
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHO CÁC KCN CỦA TỈNH ĐỒNG NA
3.3.7. Chính sách đối với lao động nhập cư tại các KCN:
Để người lao động nhập cư có cuộc sống ổn định và bình đẳng với những người lao động bản địa đòi hỏi các cấp, các ngành, các chủ doanh nghiệp phải quan tâm đến họ, tạo những điều kiện tối thiểu để họ có thể gắn bó hơn với các KCN và tạo sức hút lao động, giảm bớt áp lực thiếu lao động hiện nay. Một số các đề xuất liên quan đến chính sách đối với lao động nhập cư như sau:
3.3.7.1.Chính sách về hộ khẩu.
Người nhập cư chỉ “lạc nghiệp”, khi họ được “an cư”. Vì thế, chính sách hộ khẩu đối với lao động nhập cư trong các KCN phải được ưu tiên.
Chính quyền địa phương nên tạo điều kiện về nhà ở, đăng ký tạm trú đối với công nhân ngoại tỉnh.
Đối với những trường hợp lao động có đủ điều kiện định cư lâu dài, cần nhanh chóng chính thức hoá tình trạng cư trú của họ ở địa phương để giúp họ an tâm trong công việc và cuộc sống. Khi doanh nghiệp có xác nhận người lao động đang làm việc tại cơ sở của mình và người lao động nhập cư có nguyện vọng nhập hộ khẩu sau một thời gian đăng ký tạm trú và làm việc (6- 12 tháng) thì chính quyền sở tại cần tạo điều kiện để người lao động được nhập hộ khẩu chính thức.
Hiện nay ở Đồng Nai, mặc dù có khoảng 70% lao động nhập cư có đăng ký hộ khẩu, nhưng chỉ có 4,5% được nhập hộ khẩu thường xuyên (KT1) còn lại khoảng 90% chỉ được đăng ký KT4 (diện KT4: Những người từ địa phương khác đến làm việc theo hợp đồng lao động hợp pháp tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế thì cấp tạm trú 12 tháng sau đó tiếp tục gia hạn theo hợp đồng làm việc. Nếu hết hạn hợp đồng nhưng không có việc làm ổn định thì không giải quyết cho tạm trú và yêu cầu trở về địa phương nơi thường trú.). Hộ khẩu và nhà ở luôn là hai vấn đề gắn chặt với nhau, là một trong những nan giải nhất của người lao động nhập cư. Vì hộ khẩu thuộc diện KT4 nên người lao động nhập cư rất khó có cơ hội để mua được nhà. Việc quản lý hộ khẩu cần có cách tiếp cận thích hợp. Người nhập cư cống hiến sức lao động của mình cho sự phát triển chung của xã hội, vì vậy không thể coi họ là công dân đô thị loại hai. Trong thời gian qua, ở các thành phố lớn đã quá coi trọng hộ khẩu, thường có các biện pháp xử lý dựa vào hộ khẩu. Do đó, những người nhập cư
chưa có hộ khẩu thường tiếp cận hạn chế với các dịch vụ cơ bản... Vì vậy, công tác quản lý hộ khẩu cần cải tiến linh hoạt hơn, dễ tiếp cận và không gây phiền hà cho người dân. Trong những năm qua, lợi dụng việc có nhiều người muốn chuyển đến đô thị, KCN tìm việc làm, một số cá nhân đứng ra tổ chức cho người di cư và đã lừa gạt người nhập cư với những thông tin sai lệch để trục lợi. Sự tham gia của chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn những hành động trục lợi này sẽ giảm đáng kể nguy cơ rủi ro do thiếu thông tin của người di dân.