- Ngành vận tải kho bãi, thông tin bưu điện
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHO CÁC KCN CỦA TỈNH ĐỒNG NA
3.3.3. Củng cố, ổn định quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, cần hình thành và vận hành có hiệu quả cơ chế hợp tác, đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động đúng với nguyên tắc thị trường. Ở đây phải tôn trọng và phát huy quyền tự định đoạt trong thương lượng, tự giải quyết các tranh chấp về quan hệ lao động thông qua hòa giải tại doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên và vì lợi ích chung phát triển doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là hoàn thiện và nâng cao vai trò của tổ chức đại diện của các bên, nhất là phát triển và nâng cao năng lực của tổ chức Công đoàn doanh nghiệp trong KCN, để tổ chức này thực sự là người đại diện cho người lao động. Thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp công nghiệp Đồng Nai còn mờ nhạt, chưa thực sự gắn bó với người lao động để nói lên tiếng nói của họ, bệnh vực quyền lợi chính đáng cho họ. Doanh nghiệp phải chủ động tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức chính trị, xã hội, nhất là tổ chức công đoàn hoạt động có hiệu quả. Thường xuyên tiếp xúc
với người lao động để nắm bắt thông tin giải quyết kịp thời các vướng mắc, khiếu nại của người lao động ngay từ đầu nhằm ngăn chặn các tranh chấp xảy ra. Khi có tranh chấp lao động, chủ doanh nghiệp phải chủ động bàn bạc với ban chấp hành công đoàn cơ sở để thương lượng, thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp các bên không tự thương lượng giải quyết được tại doanh nghiệp thì có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động hoặc đoàn công tác của địa phương cùng trao đổi giải quyết theo quy định của pháp luật.
Việc quan tâm thực hiện đầy đủ cả quy định pháp luật về chế độ, chính sách đối với người lao động cũng góp phần củng cố quan hệ lao động. Hiện nay do tác động của quy luật cung cầu lao động nên người sử dụng lao động mới chủ yếu quan tâm đến lao động chuyên môn kỹ thuật cao, bởi việc tuyển dụng nguồn lao động này thường khó khăn. Ngược lại, đối với lao động phổ thông, do không yêu cầu cao về trình độ đào tạo và việc tuyển dụng khá dễ dàng, nên mức độ quan tâm của người sử dụng lao động đến việc duy trì, củng cố quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động chưa cao. Người lao động nhập cư, thoạt đầu có thể dễ dàng chấp nhận điều kiện lao động khó khăn, tiền lương thấp, thậm chí cả sự vi phạm quy định pháp luật ở người sử dụng lao động. Họ sẵn sàng chấp nhận ký kết hợp đồng lao động một cách không điều kiện. Do thiếu kiến thức pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ, nên họ buộc phải tham gia vào những quan hệ lao động ngoài mong muốn. Nhưng sau một thời gian nhất định họ lại không tha thiết đến việc ổn định quan hệ lao động hiện có. Họ sẵn sàng đơn phương cắt bỏ hợp đồng để ký kết một hợp đồng lao động mới; hoặc nếu không tìm được việc làm mới tốt hơn, họ sẵn sàng biến những “bất đồng nhỏ” thành “bất đồng lớn” và sử dụng “quyền đình công” mà không thực hiện các bước hoà giải và trọng tài theo quy định của pháp luật. Trước tình hình này, cần tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể, như: ngành LĐTB & XH , Giáo dục- Đào tạo,
Tư pháp, Đoàn Thanh niên, Phụ nữ và Liên đoàn lao động…tuyên truyền, giáo dục những kiến thức về hợp đồng lao động cho học sinh trung học, sinh viên, thanh niên; tổ chức các lớp huấn luyện về kỹ năng thương lượng tập thể và những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động, tăng cường phổ biến thông tin về thị trường lao động cũng như các chính sách và luật pháp về lao động cho các đối tượng lao động nhất là lao động nhập cư. Điều này sẽ giúp người lao động có được thông tin về các cơ hội việc làm, thông tin về quyền và nghĩa vụ của người lao động, giúp họ có được vị thế cần thiết khi đàm phán về các hợp đồng lao động…Đặc biệt cần thực hiện thường kỳ, nghiêm minh các hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về lao động. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lực lượng thanh tra lao động có đức, có tài để thực hiện tốt vai trò giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách lao động và tiền lương của doanh nghiệp.