Thực trạng thu hút lao động trong các KCN ở Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai (Trang 59 - 63)

- Ngành vận tải kho bãi, thông tin bưu điện

2.3.3. Thực trạng thu hút lao động trong các KCN ở Đồng Nai.

Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp công nghiệp Đồng Nai thường rơi vào tình trạng thiếu lao động. Làm thế nào để thu hút được lao động về phía mình đang là nỗi trăn trở của các nhà quản lý doanh nghiệp.

Với hơn 33 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tổng số hơn 900 dự án trong 24 KCN, Đồng Nai được xem là tỉnh có nhu cầu lao động lớn nhất nhì khu vực Đông Nam Bộ. Lao động trong các KCN bao gồm cả lao động phổ

thông và lao động kỹ thuật. Mặc dù đã được dự báo về cung cầu nguồn nhân lực và có sự chuẩn bị để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, thu hút đầu tư song Đồng Nai cũng đang đối diện trước nhiều khó khăn trong vấn đề này. Hàng năm, các KCN của tỉnh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, đặc biệt là sau dịp tết nguyên đán. Sau Tết Nguyên đán 2007, Đồng Nai đã thiếu hụt gần cả chục ngàn công nhân. Theo báo cáo ngày 14/2/2008 của Sở LĐTB & XH tỉnh Đồng Nai, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thiếu hơn 20 ngàn công nhân. Trong đó, KCN Nhơn Trạch thiếu gần năm ngàn, KCN Long Thành một ngàn, KCN Trảng Bom hai ngàn, Công ty Pouchen hai ngàn, Công ty Chang Shin hai ngàn, Tập đoàn Phong Thái một ngàn...Hiện nay, lao động phổ thông cũng trở nên khó kiếm.

Bài toán đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động đặc biệt tại KCN ngày càng cao hơn, khắt khe là vấn đề vừa cấp thiết vừa lâu dài của một tỉnh công nghiệp trong tương lai. Trong khi hiện tại, năng lực và quy mô đào tạo nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động, nhất là lực lượng lao động lành nghề và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Trên thực tế, các doanh nghiệp đầu tư sớm thì có thể tìm kiếm được lao động phù hợp, những doanh nghiệp đầu tư sau đều rơi vào tình trạng thiếu lao động. Thậm chí một số ngành không đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn như dệt may, giày da, chế biến thực phẩm cũng phải rất vất vả mới tuyển đủ lao động phổ thông. Ngoài ra những năm qua việc tập trung quá lớn lực lượng lao động ngoại tỉnh, lao động nông thôn về các KCN trong tỉnh đã gây sức ép đối với xã hội (như: y tế, giáo dục, điện nước...), làm quá tải bộ máy hành chính quản lý đô thị và xây dựng nếp sống đô thị hiện đại.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập hiện nay những yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động, ý thức, tác phong công nghiệp lại

càng đòi hỏi cao hơn bao giờ hết. Tỷ lệ lao động theo học các chương trình đào tạo nghề dài hạn như cơ khí, điện tử, hóa chất... đang chiếm tỷ lệ rất thấp, trong khi các doanh nghiệp lại rất cần lực lượng lao động này.

Từ thông tin về lao động của các doanh nghiệp, ước nhu cầu thị trường lao động năm 2008 sẽ cần khoảng 50 ngàn lao động, cao hơn năm ngoái khoảng gần 10 ngàn lao động. Thế nhưng nguồn cung ứng về lao động địa phương và lao động nhập cư lẫn lượng lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp ước tính chỉ khoảng 40 ngàn. Như vậy, việc thiếu hụt 10 ngàn lao động buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt kiếm lực lượng “điền vào chỗ trống".

Như vậy, việc thị trường lao động “hút” người là do cung cầu tự nhiên, như các doanh nghiệp mới thành lập cần lao động và một số doanh nghiệp triển khai mở rộng sản xuất cũng có nhu cầu tuyển dụng. Việc thiếu hụt này hoàn toàn không đột biến hoặc do tình trạng chuyển dịch lao động đột ngột.

Thống kê trong thời gian gần đây cho thấy, đa số các đơn vị thiếu hụt lao động với số lượng lớn rơi vào ngành dệt may và giày da với tỷ lệ trên 40%. Đây là tình trạng diễn ra đã nhiều năm nay và các doanh nghiệp này cũng chủ động tìm nhiều cách để khắc phục. Ngoài các biện pháp tuyển dụng thông thường như đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, treo băng rôn tuyển dụng ngay trước cổng công ty, nhiều doanh nghiệp đã có những cách tuyển dụng tỏ ra khá hữu hiệu: hình thành được mối liên kết cung ứng lao động với các địa phương nên phần nào chủ động hơn. Một số doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác như: chế biến gỗ, điện tử, cơ khí cũng có nhu cầu lớn về lao động, doanh nghiệp cũng vận dụng nhiều biện pháp để tuyển dụng, trong đó có việc thông qua giới thiệu của công nhân và đưa thông tin đến trực tiếp người lao động.

Năm nay (2008), nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp thuộc 3 KCN Sông Mây, Hố Nai và Bàu Xéo là khoảng 12.500 lao động. Nếu như so với năm ngoái, nhu cầu này tăng gấp đôi, nguyên nhân là do có nhiều doanh nghiệp thành lập mới ở địa bàn này dẫn đến thu hút nguồn lao động.

Nếu như trong năm 2007, nhu cầu về lao động phổ thông chiếm đến 81,65%, thì ngược lại trong năm nay, các doanh nghiệp lại “khát” lao động có tay nghề với nhu cầu tuyển dụng lên đến 35 ngàn người, chiếm khoảng 64,75% tổng nhu cầu. Đáng chú ý, đây là nhu cầu về lao động đào tạo dài hạn gồm đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật chứ không phải lao động đào tạo ngắn hạn từ các khóa đào tạo nghề. Ngành dệt may, giày dép vẫn đứng đầu với nhu cầu 13.147 công nhân kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp, kế đến là cơ khí, điện - điện tử, hóa chất, mộc. Nhu cầu về lao động kỹ thuật có trình độ đại học cũng chiếm khoảng 50% so với ngành kinh tế và các ngành nghề khác.

Tính đến cuối năm 2007 số lao động được đào tạo dài hạn là 8.800 người, trong đó hệ công nhân kỹ thuật dạy nghề chiếm khoảng một nửa. Như vậy, so với nhu cầu thì lượng lao động có tay nghề sẽ thiếu hụt trầm trọng, không thể đáp ứng đủ. Và nếu tính luôn khoảng 8.500 lao động được đào tạo sẽ ra trường vào cuối năm 2008 thì cũng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu về lao động có trình độ tay nghề của các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai.

Nguyên nhân khiến thị trường lao động có tay nghề tăng vọt, một phần là do những năm gần đây các địa phương hạn chế những dự án đầu tư cần nhiều lao động phổ thông, ưu tiên cho các dự án kỹ thuật cao. Việc các doanh nghiệp chú trọng nâng cao và đổi mới công nghệ sản xuất cũng khiến nhu cầu về lao động có tay nghề tăng lên. Bên cạnh đó, con số khoảng 37 ngàn lao động chuyển dịch từ cơ cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp trong năm 2007 cho thấy, nguồn lao động chủ yếu hiện nay vẫn là lao động phổ

thông với trình độ thấp, chậm thích ứng với sự phát triển của xã hội. Vì thế, đào tạo và dạy nghề cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Nhìn chung, tuy vẫn có sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị và có những kế hoạch tuyển dụng phù hợp. Và sự cạnh tranh tuyển dụng giữa các doanh nghiệp là yếu tố thuận lợi cho người lao động. Những doanh nghiệp nào có chế độ lương bổng cao, phúc lợi tốt sẽ được người lao động nhắm đến.

Năm nay (2008), nhu cầu về lao động kỹ thuật có tăng cao. Các doanh nghiệp cho rằng lao động đã qua đào tạo làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn, người lao động có tay nghề cũng có thu nhập cao hơn. Vấn đề là người lao động dần dần phải thích nghi với nhu cầu mới của xã hội. Dự báo về tình hình lao động năm nay một lần nữa lại cho thấy công tác đào tạo và dạy nghề chưa đáp ứng và theo kịp nhu cầu của xã hội. Cần phải mở rộng hơn nữa mạng lưới đào tạo nghề và cũng cần phải có sự hợp tác từ nhiều phía.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w