Bản đồ địa chính

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hồ sơ địa chính ở nước ta (Trang 30 - 32)

II. Sự cần thiết phải xây dựng hồ sơđịa chính trong công tác quản lý Nhà

4.1)Bản đồ địa chính

4. Nội dung hồ sơđịa chính

4.1)Bản đồ địa chính

Để quản lý đợc đất đai chúng ta phải có đợc bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bởi t liệu này phải ánh thửa đất với bốn yếu tố:

- Yếu tố tự nhiên của thửa đất nh vị trí, hình dạng, kích thức, chất lợng đất vv…

- Yếu tố kinh tế của thửa đất nh giá đất, thuế đất, giá trị các công trình trên đất vv…

- Yếu tố xã hội của thửa đất nh chủ sử dụng đất, chế độ sử dụng đất, quá trình biến động đất, vv …

- Yếu tố pháp lý của thửa đất nh các văn bản giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất, xác nhận quy hoạch, vv …

Trong các yếu tố trên thì một số yếu tố đợc ghi nhận trong hồ sơ địa chính còn một số yếu tố khác đợc thể hiện trên bản đồ địa chính. Do vậy bản đồ địa chính là một trong các công cụ để quản lý đất đai. Trên bản đồ địa chính ghi nhận những thông tin về yếu tố tự nhiên của thửa đất. Bản đồ địa chính liên hệ với hồ sơ địa chính ngời ta còn thể hiện tên chủ sử dụng đất, loại đất và một số yếu tố quy hoạch sử dụng đất.

Trớc kia, khi kỹ thuật đo đạc cha phát triển ngời ta cha có bản đồ địa chính cho cả khu vực mà chỉ mô tả thửa đất bằng việc sử dụng công cụ thô sơ nh thớc dây để đo chiều dài các cạnh để tích diện tích. Tiến thêm bớc nữa ngời ta đo đợc sơ đồ đất (bản đồ giải thửa) kết nối với các hồ sơ pháp lý về thửa đất (hệ thống địa bạ) nhằm quản lý toàn bộ đất đai. Khi kỹ thuật đo đạc phát triển hơn, ngời ta có thể thành lập bản đồ địa chính cho cả khu vực rộng lớn. Lúc này trên hệ thống bản đồ địa chính từng khu vực đã thể hiện đợc mối quan hệ đất đai về mặt tự nhiên ở các cấp địa phơng và việc quản lý đất đai bằng bản đồ bắt đầu đợc thực hiện. Từ đấy bản đồ địa chính đóng góp vai trò rất tích cực trong hệ thống quản lý đất đai song vẫn dới tầm nhìn của mối quan hệ đất đai trong từng địa phơng nhỏ. Trong thời gian gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật đo đạc bản đồ đã đợc giải quyết, bản đồ địa chính theo hệ toạ độ thống nhất đợc thành lập. Lúc này, loại bản đồ địa chính này thể hiện đợc mối quan hệ đất đai ở tầm vĩ mô của cả nớc.Từ đó đa ra quy hoạch sử dụng đất hợp lý, hoạch định các chính sách đất đai, điều chỉnh pháp luật đất đai đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nớc. Nh vậy, bản đồ địa chính là một công cụ chủ yếu để quản lý đất đai. Từ đây, để quản lý đất đai tốt cần tìm hiểu bản đồ địa chính là gì? cũng nh những vấn đề liên quan đến bản đồ địa chính.

Bản đồ địa chính là bộ phận không thể tách rời hồ sơ địa chính nó nhằm mục đích xác định vị trí, hình thể thửa đất và làm căn cứ khoa học cho việc tính toàn bộ diện tích các thửa, phục vụ nhu cầu: đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…Ngoài ra, bản đồ địa chính còn là tài

liệu thực hiện thống kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất, bảo vệ và cải tạo đất…

Chính vì vai trò quan trọng vậy do đó bản đồ địa chính phải đợc chỉnh lý thờng xuyên cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Việc quy định chỉnh lý bản đồ địa chính nh sau:

- Mọi việc chỉnh lý trên bản đồ địa chính chỉ đợc thực hiện sau khi đã hoàn thành thủ tục pháp lý về đăng kí biến động đất đai và đợc cấp có thẩm quyền giao đất chấp thuận.

- Việc chỉnh lý trên bản đồ địa chính phải căn cứ vào kết quả đo đạc ngoài thực địa, các yếu tố mới đợc chỉnh lý trên bản đồ bằng màu đỏ, gạch bỏ các yếu tố cũ cũng bằng màu đỏ.

- Sau khi chỉnh lý số thứ tự thửa đất đợc đánh bằng số tiếp theo số hiệu thửa đất cuối cùng của tờ bản đồ và ghi vào bảng số thửa thêm bớt lập ở bên cạnh ở nơi diện tích trống trong khung bản đồ

- Mỗi yêu cầu kỹ thuật về đo đạc chỉnh lý bản đồ phải tuân theo quy phạm đo vẽ do Tổng Cục địa chính ban hành theo Quyết định 720/1999/QĐ_ĐC ngày 30/12/1999.

- Việc chỉnh lý bản đồ địa chính phải đợc chỉnh lý thờng xuyên, cán bộ địa chính xã có trách nhiệm trích sao khu vực có chỉnh lý để báo cáo lên cơ quan quản lý đất đai huyện để tập hợp báo cáo lên cơ quan quản lý đất đai tỉnh, thành phố theo định kỳ 6 tháng một lần.

- Khi số hiệu chỉnh lý chiếm 40% thì phải có kế hoạch đo mới lại. Nh vậy, ta thấy rằng việc thành lập bản đồ địa chính là rất cần thiềt trong công tác quản lý Nhà nớc về đất đai. Tuy nhiên, để thiết lập đợc bản đồ địa chính một cách chính xác là công việc khó khăn nó không chỉ là vấn đề công nghệ thành lập bản đồ mà nó liên quan đến vốn, nhân lực, vật lực và liên quan đến sự phối hợp chỉ đạo giữa các cấp, các ngành trong việc lập bản đồ cũng nh chỉnh lý biến động thực hiện công tác quản lý Nhà nớc về đất đai.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hồ sơ địa chính ở nước ta (Trang 30 - 32)