Mơ típ Tìm đường hố Phật

Một phần của tài liệu TRUYỆN CỔ DÂN GIAN MANG MÀU SẮC PHẬT GIÁO CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Trang 100 - 105)

56 Xem Khlot-Thida [126].

4.2.3.Mơ típ Tìm đường hố Phật

Nếu như mơ típ Bạch tượng đĩn tân vương là đặc trưng của các nước Campuchia, Lào, Myanma, thì mơ típ Tìm đường hố Phật chỉ xuất hiện ở nhĩm truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của người Việt.

Cĩ thể mơ tả mơ típ Tìm đường hố Phật như sau:

Người đi tu nĩng lịng muốn thành chánh quả tìm đường gặp đức Phật để dị hỏi nguyên nhân tu lâu mà khơng đắc đạo phạm tà hạnh trên đường đi khơng được như ý, bị trừng phạt.

Sơ đồ: Trên đường tìm gặp đức Phật Sơđồ 4.8. Mơ típ Tìm đường hố Phật TĂNG NI phm tà hnh Bị trừng phạt nĩng lịng muốn thành chánh quả

Cĩ 8/53 truyện xuất hiện mơ típ Tìm đường hố Phật, chiếm tỷ lệ khoảng 13%, hầu hết phân bố ở các truyện sự tích: Sự tích chim tu hú, Sự tích cá he, Sự tích ơng bình vơi, Sự tích đèo Phật Tử, Từ Đạo Hạnh hay Sự tích Thánh Láng, Sự tích con bìm bịp, Sự tích nhà sư và cá kình, Đi tu mà chẳng trọn đời.

Như đã ít nhiều trình bày ở phần so sánh hệ thống nhân vật, mơ típ này thể hiện cái nhìn cũng như thái độ khá đặc thù của người bình dân Việt Nam đối với việc tu hành nĩi chung và đối với những người xuất gia đầu Phật nĩi riêng. Do xuất phát từ thực tế văn hố Phật giáo của dân tộc, người Việt Nam cĩ những hiểu biết cũng như cái nhìn rất khác so với những nước theo đạo Phật Theravada ở Đơng Nam Á. Từ trong nếp nghĩ, người dân đặt lẽ phải và đạo lí trong cách ứng xử, ăn ở lên trên nọi nhu cầu thốt tục, mọi quan điểm giáo điều. Người ta quan niệm đã cĩ tâm lành thiện, sống nhân nghĩa đạo đức thì khơng nhất thiết phải gọt tĩc vào chùa. Đã xuống tĩc quy y, muối dưa kinh kệ thì tuyệt đối giữ cho tốt đạo hạnh. Quan điểm đen-trắng phân minh, thẳng thừng đối với việc tu hành tất yếu dẫn đến cái nhìn nghiêm khắc đối với những người xuất gia tu đạo. Suy cho cùng, cách nhìn đĩ cũng thể hiện mong muốn giữ vững chánh đạo, khơng chấp nhận sự pha tạp, nhiễu nhương làm mất uy nghiêm nơi cửa Phật. Mơ típ này, một phần, cũng phản ánh tâm lý thực dụng cùng với việc hiểu sai lệch bản chất của vấn đề tu hành khi vạch ra một kế hoạch rõ ràng và kín kẽ khi bước vào đường tu. Dĩ nhiên, chuyên tâm tu tập tinh tấn để đạt quả hạnh cao vừa là nhiệm vụ vừa là mong muốn của người tu hành vì giải thốt là mục đích cao nhất của Phật giáo. Tuy nhiên, nội dung mơ típ Tìm đường hố Phật thể hiện tính vụ lợi khá lộ liễu. Điều đĩ chứng tỏ sự hiểu biết sai lệch về bản chất của vấn đề tu hành.

Kết luận chương 4

Truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo khơng chỉ thu hút những mơ típ của truyện cổ dân gian nĩi chung mà cịn xác lập cả một hệ thống các mơ típ mang tính đặc thù thực thi chức năng tơn giáo. Trong đĩ, luơn cĩ hai xu hướng gần như đối lập tồn tại song hành và chuyển hố lẫn nhau gĩp phần cấu thành nên chỉnh thể nghệ thuật tác phẩm: xu hướng Phật giáo hố truyện cổ dân gian và xu hướng thế tục hố những quan niệm Phật giáo.

Những mơ típ này phác hoạ nên bức tranh đời sống văn hố nĩi chung và văn hố Phật giáo nĩi riêng ở các dân tộc khu vực Đơng Nam Á khá sinh động và thuần hậu trên nền tảng văn hố lúa nước với lối sinh hoạt cũng như những suy nghĩ và tình cảm chất phác, dễ mến, chuộng sự hồ hợp, thích sự ổn định, coi trọng quan hệ cộng đồng,… Trong đĩ, Phật giáo và đạo lý theo quan niệm Phật giáo giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong tình cảm nhân dân.

Bên cạnh những mơ típ chung, các dân tộc xây dựng cho mình một quỹ mơ típ riêng, phản ánh những nét độc đáo, cá biệt mang đậm bản sắc văn hố dân tộc. Nếu như nhân dân các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma cĩ truyền thống tơn kính, sùng bái quốc vương, gán cho người trị vì vương quốc những phẩm tính của đức Phật và việc tu tập được ưu tiên hàng đầu trong đời sống thường nhật của người dân thì người Việt Nam cĩ cái nhìn hồn nhiên hơn, thực dụng hơn. Chung quy cũng là do cĩ sự khác nhau trong điều kiện phát triển đạo Phật trong lịch sử giữa nước ta với các quốc gia khác cùng khu vực.

KT LUN

1. Trong kho tàng truyện cổ dân gian các quốc gia Đơng Nam Á, những truyện mang màu sắc Phật giáo chiếm khối lượng khá lớn, mang những đặc điểm riêng đáng quan tâm và đã xác lập nên một hệ thống dạng thức cấu tạo cốt truyện, kiểu loại nhân vật cũng như xây dựng một quỹ mơ típ đăc thù. Phân bố trên một diện rộng các thể loại tự sự dân gian, tập trung dày đặc ở hai thể loại chủ yếu là truyền thuyết và truyện cổ tích, đặc biệt nổi trội ở dạng truyện sự tích là điểm độc đáo của nhĩm truyện này. Trong từng chỉnh thể nghệ thuật thuộc nhĩm truyện luơn tồn tại thường trực hai xu hướng vừa mâu thuẫn vừa thống nhất: thiêng liêng hốthế tục hố nhằm thực thi song song chức năng tơn giáo và chức năng phi tơn giáo biểu hiện qua sự kết hợp những típ truyện, mơ típ cũng như những mẫu nhân vật trong kinh điển Phật giáo với những típ truyện, mơ típ, những mẫu nhân vật truyện cổ được yêu thích nhất trong khu vực và trên thế giới. Ở những mức độ đậm nhạt khác nhau, cĩ khi tư tưởng Phật giáo đĩng vai trị chủ đạo và mục đích khuyến giáo được ưu tiên hàng đầu trong những Phật thoại; cĩ khi tinh thần của đạo Phật hồ kết, xuyên thấm với tư tưởng, tình cảm và đạo lý thế tục trong những truyện cổ dân gian cĩ mối giao thoa với Phật giáo.

2. Về đại thể, đặc điểm cấu tạo truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam khơng quá phức tạp. Màu sắc lí tính của triết học, tơn giáo được gia giảm đến mức tối thiểu, thay vào đĩ là sự gia tăng chất đời, chất thế sự thâm trầm và nhiệt năng của tình cảm, lương tri, đạo lí. Trong khi đĩ, với nỗ lực thể hiện đúng bản chất tinh thần Phật giáo chính thống, truyện của các dân tộc anh em như Lào, Campuchia, Myanma, Thái Lan cấu tạo ở một phức độ cao hơn nhiều. Những vấn đề liên quan đến triết thuyết tơn giáo được thể hiện một cách triệt để hơn, bài bản hơn, mang đậm lí tính hơn. Do vậy, đơi chỗ nổi rõ sự mâu thuẫn khá ấn tượng trong cách thức giải quyết tình huống, sự kiện và số phận nhân vật để tạo sự hồ hợp giữa nội dung tơn giáo với nội dung thế sự.

Nếu như truyện của người Việt Nam ít cĩ sự tiếp thu nguyên dạng những câu chuyện cĩ trong kinh điển Phật giáo mà chủ yếu tái tạo và nhào nặn những yếu tố của tơn giáo ngoại lai thành sản phẩm của chính dân tộc mình, gần với truyện cổ dân gian xứ mình thì các dân tộc theo Phật giáo Tiểu thừa cĩ xu hướng dịch chuyển đúng mẫu gốc những câu chuyện của xứ Phật Đà vào kho tàng truyện kể truyền miệng. Những thuyết lý thâm viễn của đạo Phật cùng với hình thức thuyết pháp và lối cấu trúc cốt truyện truyện lồng trong truyện được bảo lưu và sử dụng khá phổ biến.

3. Trên bình diện nhân vật, truyện Việt Nam xác lập một hệ thống các nhân vật Phật giáo khá đơn giản, trong đĩ, hình ảnh của đức Phật được thổi vào những suy nghĩ mộc mạc cùng những tâm tình thiết tha nhất của người bình dân xưa, đặc biệt, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiền thảo, nhẫn nhục, chịu thương chịu khĩ được tơn lên vị trí cao nhất trong Phật điện dân gian nhưng nhân vật người tu hành lại xuất hiện dưới cái nhìn khá nghiêm khắc và xét nét của quần chúng. Điều đĩ cho thấy, dù đạo

Phật cĩ vị trí khá vững trong đời sống tâm linh người Việt nhưng nĩ vẫn bị chi phối bởi tâm thức Mẫu - tín ngưỡng cổ của người Việt. Trong khi đĩ, hệ thống nhân vật Phật giáo trong truyện của các nước bạn cùng khu vực được cơ cấu khá phức tạp theo quy củ, lớp lang, hầu như giữ đúng mẫu gốc của quan niệm Phật giáo chính thống, đức Phật khơng xuất hiện trực tiếp cứu vớt chúng sinh như ơng Bụt của người Việt, nhân vật nữ vẫn khơng vượt qua giới hạn thân phận nhỏ nhoi để đạt những quả hạnh cao nhất của người tu đạo. Đặc biệt, nhân vật người tu hành xuất hiện với một lực lượng hùng hậu cũng như đĩng vai trị khá quan trọng trong diễn biến lộ trình cốt truyện.

4. Ở cấp độ mơ típ, ngồi việc thiết lập một hệ mơ típ đặc thù cĩ khả năng thực thi chức năng tơn giáo, các dân tộc cĩ xu hướng lựa chọn một quỹ mơ típ riêng, thể hiện rất rõ đặc trưng văn hố cũng như bản sắc dân tộc. Các quốc gia theo Phật giáo Theravada với truyền thống sùng bái bạch tượng cũng như cĩ một bề dày lịch sử Phật giáo phát triển đỉnh cao và liên tục đã xây dựng hai mơ típ đặc trưng: mơ típ Bạch tượng đĩn tân vương và mơ típ Niệm Phật được an lành mà ở truyện của người Việt hồn tồn vắng bĩng. Ngược lại, với nếp nghĩ hồn nhiên của một dân tộc mà Phật giáo đã mất vị trí độc tơn trong một thời gian dài, người Việt lựa chọn mơ típ Tìm đường hố Phật như là một phương tiện nghệ thuật mang ý nghĩa cảnh giới đối với những người xuất gia đầu Phật khơng giữ trọn đường tu.

Tinh thần Phật giáo Đại thừa kết hợp với lối tư duy mềm dẽo, thiết thực định hình trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc đã quy định nên ở truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của người Việt đặc tính thế tục đậm đặc hơn rất nhiều so với những truyện đồng dạng ở các nước bạn cùng khu vực. Những biểu hiện dân gian hố Phật giáo triệt để trong nhĩm truyện này từ phương diện nội dung đến hình thức, từ cấp độ vĩ mơ đến vi mơ thể hiện rất rõ tính cách và bản lĩnh dân tộc trong quá trình cọ xát và tiếp biến văn hố từ những cái nơi văn minh nhân loại Ấn Độ, Trung Hoa. Trong đĩ, đặc biệt nổi lên những khía cạnh độc đáo của văn hố ứng xử của dân tộc qua việc Việt hố hình ảnh đức Phật, đề cao vị trí của người phụ nữ trong Phật điện dân gian cùng với cái nhìn lệch chuẩn về vấn đề tu hành cũng như thái độ khắt khe đối với những người nguyện dấn thân vào cửa Phật nhưng lại cĩ những biểu hiện thối thất đạo hạnh.

Ngược lại, truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của các quốc gia Đơng Nam Á theo dịng chữ Phạn và theo Phật giáo Tiểu thừa mang đậm tính tơn giáo. Cĩ thể nĩi, nhĩm truyện này vẻ nên một bức tranh độc đáo, sinh động thể hiện bản sắc văn hố Phật giáo đậm đà ở các nước bạn cùng khu vực, trong đĩ từ vua quan đến thứ dân đều là những Phật tử nhiệt thành, tăng giới rất được tơn kính và sinh hoạt tu tập cũng như làm những việc lành thiện tích cơng đức đã trở thành nếp sống và nhu cầu tinh thần khơng thể thiếu đối với mỗi người dân. Tinh thần Phật giáo cũng như thành kiến xa xưa của xã hội Ấn trong cách nhìn nhận thân phận người phụ nữ vẫn cĩ sức chi phối rất lớn đến nội dung truyện cổ các dân tộc này.

Tĩm lại, trên nhiều khía cạnh đối sánh, xu hướng “hướng chuẩn” trong truyện cổ các quốc gia theo Phật giáo Theravada luơn cĩ sự đối lập với xu hướng “phi chuẩn”, “nghịch chuẩn” trong truyện cổ Việt Nam. Cần thấy rằng sự đối lập ấy, về cơ bản, khơng cĩ ý nghĩa đối kháng mà mang tính chất đa nguyên, đa dạng trong chỉnh thể văn hố khu vực - một sự thống nhất trong đa dạng.

Trên đây chỉ là những kết quả bước đầu, những phác thảo mang tính chất gợi mở, đặt vấn đề cho những nghiên cứu cơng phu hơn, sâu sắc hơn về những khía cạnh liên quan đến đề tài. Chúng tơi rất mong nhận được sự đĩng gĩp ý kiến quý báu về những điều đã nêu ra trong luận văn.

Một phần của tài liệu TRUYỆN CỔ DÂN GIAN MANG MÀU SẮC PHẬT GIÁO CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Trang 100 - 105)