Về khái niệm “màu sắc Phật giáo”

Một phần của tài liệu TRUYỆN CỔ DÂN GIAN MANG MÀU SẮC PHẬT GIÁO CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Trang 26 - 31)

17 Ở đây, chúng tơi đã chuyển dịch sang tiếng Việt.

1.2.2.1. Về khái niệm “màu sắc Phật giáo”

Xoay quanh những truyện cổ cĩ liên quan đến các khía cạnh của tơn giáo (trong đĩ cĩ Phật giáo), cĩ rất nhiều cách diễn đạt khác nhau từ những chuyên gia nghiên cứu văn học-văn hố. Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh cho những truyện Bốn anh mù sờ voi, Con cị, Con cua với đàn cá tép,…là những truyện mang vết giáo lý của Phật giáo [40, tr. 70]. Đinh Gia Khánh sử dụng cụm từ “mang nng tư tưởng Pht giáo” khi nhận định khía cạnh nội dung các truyện Giếng Việt, Từ Đạo Hạnh, Mục Liên,… Khi nhận xét về tên gọi các nhân vật Bụt, Tiên, Thần trong truyện cổ dân gian, tác giả cho rằng: “[…] Đĩ là những hình tượng trong sáng và lãng mạn tuy rằng cái tên gọi cịn mang du n tơn giáo.” [75, tr. 332, 333]. Tác giả cuốn Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam thì gọi những truyện cĩ chứa đựng yếu tố của đạo Phật, đạo Thần tiên là những truyện mang chđề tơn giáo, mang du vết tơn giáo [8, tr. 1367, 1678]. Vũ tuyết Loan đặt vấn đề cĩ thể cĩ hay khơng một dịng văn học Phật giáo cĩ con đường riêng của mình nằm trong suốt lịch trình văn học Campuchia. Nếu cĩ thì dùng tiêu chí nào để khu biệt nĩ với những dịng văn học khác. Tác giả khẳng định “[…] vẫn cĩ một bộ phận trong nền văn học Campuchia mang đậm du n tư tưởng triết hc Pht giáo.” [85]. Khi bàn về ảnh hưởng của Ấn Độ đối với những dân tộc thuộc dịng chữ Phạn, Nguyễn Duy Hinh cho rằng “[…] Du n Pht giáo

nhũng nước này rõ nét và thuần nhất.” [62]. Nguyễn Hữu Sơn và Lại Phi Hùng gọi những truyện cổ tích cĩ chứa đựng yếu tố Phật giáo là những truyn c tích mang cm quan Pht giáo và đặt vấn đề: “[…] Thế nào là truyn c tích mang cm quan Pht giáo?”. Cách gọi “cm quan Pht giáo” được các tác giả sử dụng xuyên suốt bài viết Cảm quan Phật giáo trong truyện cổ tích Việt Nam [116]. Các tác giả thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, khi nghiên cứu văn học các nước Asean đã dùng các cách gọi như “màu sc Hi giáo”, “văn hc mang tính tơn giáo ca đạo Hi” để chỉ ra đặc điểm của văn học cổ của các đế chế Mã Lai đa đảo và cách gọi “màu sc văn hc Thiên chúa giáo” để chỉ ra đặc tính của văn học Philipin. Đặc biệt, cũng trong cơng trình này, Đức Ninh nhiều lần nĩi đến màu sc Pht giáo trong văn học Thái Lan: “[…] Cả nền văn học Thái Lan mang đậm màu sc Pht giáo. Phật giáo bắt rễ sâu ở Thái Lan và thuyết lý Phật giáo trở thành tư tưởng chủ đạo của nhiều áng văn học.”, “[…] Càng về sau, truyền thuyết dân gian Thái càng nhuốm màu sc Pht và văn hố Ấnđậm hơn thế, rồi Thái hố tên gọi…” [46, tr. 5-16, 175].

Sự đa dạng trong các cách gọi nĩi trên một mặt cho thấy sự bề bộn của chính bản thân những truyện cĩ liên quan đến Phật giáo nĩi riêng và tơn giáo nĩi chung, mặt khác cũng chỉ ra tình hình cịn rất nhiều khoảng trống ở lĩnh vực nghiên cứu này, vì vậy cho đến nay vẫn chưa xác lập tương đối cụ thể những đặc điểm mang tính loại hình của một bộ phận truyện cổ dân gian mang những yếu tố của Phật giáo…

Về khái niệm “màu sc Pht giáo”, lúc đầu chúng tơi cũng lấy làm băn khoăn vì sự mơ hồ về nghĩa của nĩ. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với văn bản tác phẩm truyện cổ dân gian cĩ chứa đựng những yếu tố của Phật giáo, chúng tơi chấp nhận sử dụng khái niệm này với các lý do sau:

Thứ nhất, cho đến nay, các khái niệm đã được giới nghiên cứu sử dụng hầu như chỉ mang tính ước chừng về nội dung, chưa định tính và định lượng được đối tượng truyện cổ dân gian cĩ sự tham gia của những yếu tố Phật giáo.

Thứ hai, trên thực tế, văn bản truyện cổ dân gian mang yếu tố Phật giáo hết sức đa dạng, bề bộn khơng dễđưa ra một khái niệm mang tính khoa học chặt chẽđể duy danh đối tượng này.

Thứ ba, giữa truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo với truyện cổ dân gian nĩi chung cĩ một lằn ranh rất mỏng manh, cĩ sự chuyển hố tinh vi thể hiện trên nhiều bình diện, nhiều cấp độ. Do vậy, bản thân khái niệm “màu sc Pht giáo” ít nhiều cũng nĩi lên được đặc điểm của đối tượng nghiên cứu…

Trong khi chờ đợi tìm ra một khái niệm định danh khoa học hơn, chặt chẽ hơn, chúng tơi tạm thời sử dụng cách gọi “truyn c dân gian mang màu sc Pht giáo” để chỉ những truyện cổ dân gian cĩ chứa đựng yếu tố của đạo Phật trên chỉnh thể nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Theo đĩ, thao tác tuyển lựa tác phẩm để khảo sát của chúng tơi như sau: tập trung tìm hiểu cấu trúc văn bản, phân tích các thành tố nội dung và nghệ thuật, các phương thức tư duy và mơ típ tương đồng,…chọn

lọc lấy những tác phẩm cĩ yếu tố Phật giáo thể hiện trên những phương diện ấy để khảo sát và tìm ra những đặc điểm mang tính loại hình.

1.2.2.2. Vn đề phân loi truyn c dân gian mang màu sc Pht giáo

Năm 1992, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo với văn học nước nhà, lấy văn chương thời Lý, Trần làm đại diện, dựa vào những biểu hiện trên bề mặt cũng như khả năng tích trữ nội dung Phật giáo, Nguyễn Duy Hinh phân làm ba loại:

(1) Tác phẩm truyền giảng giáo lý Phật giáo: từ nội dung đến hình thức thuần tuý phục vụ mục đích rao giảng, tuyên truyền, bàn bạc lý thuyết Phật giáo

(2) Tác phẩm ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo: nội dung Phật giáo thấm nhuần trong các tác phẩm dù khơng lấy Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo.

(3) Tác phẩm khơng cĩ hoặc cĩ dùng thuật ngữ Phật giáo nhưng nội dung khơng liên quan đến Phật giáo [62]

Cách phân chia này được Lại Nguyên Ân đưa vào Từđiển Văn học Việt Nam năm 1999 và năm 2005 lại được Vũ Tuyết Loan sử dụng phân chia Văn học Phật giáo Campuchia18. Cũng năm 2005, Đào Nguyên đã gĩp ý, biện chính cách phân chia của Lại Nguyên Ân trong Từđiển văn học Việt Nam. Ơng cho rằng nên gộp chung hai tiểu loại sau thành một, bởi vì xét cho cùng, khi các tác giả sử dụng từ ngữ Phật giáo thì hẳn nhiên nội dung cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo, nên xem nĩ là những tác phẩm nằm trong vùng ảnh hưởng của Phật giáo. Theo đĩ, Đào Nguyên đề xuất khung phân loại gồm 2 tiểu loại:

(1) Tác phẩm viết về Phật giáo (lấy đề tài từ Phật giáo) (2) Tác phẩm chịu ảnh hưởng của Phật giáo [95]

Đỗ Văn Đăng, trong luận văn thạc sĩ ngữ văn nhan đề Truyện dân gian Việt Nam về Phật giáo nhìn từ gĩc độ loại hình, cĩ chủ ý phân chia cụ thể hơn. Theo tác giả, để thấy rõ những phương diện ảnh hưởng của Phật giáo trong văn học dân gian, nên tạm thời phân chia truyện dân gian Việt Nam về Phật giáo thành ba loại:

(1) Phật thoại

(2) Những truyện ảnh hưởng Phật giáo

(3) Những truyện cĩ mối giao thoa với kinh điển, điển tích Phật giáo [38]

Trên đây là một số quan điểm đi vào phân loại văn học Phật giáo nĩi chung và truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo nĩi riêng một cách trực tiếp và khá rõ ràng từ trước đến nay.

18 Trong bài nghiên cứu Văn học Phật giáo Campuchia, Vũ Tuyết Loan cho rằng Phật giáo đi vào văn thơ theo ba mạch: (1) Những tác phẩm trực tiếp bàn giải về triết học, về lý thuyết Phật giáo, (2) Những khái niệm, những nội dung triết học sâu sắc của đạo Phật tác phẩm trực tiếp bàn giải về triết học, về lý thuyết Phật giáo, (2) Những khái niệm, những nội dung triết học sâu sắc của đạo Phật như những gợi ý, những luồng ánh sáng tiếp dẫn giúp cho thi sĩ Campuchia cảm hứng sáng tác văn học, (3) Những tác phẩm mượn vỏ tơn giáo song tuyệt nhiên khơng mang nội dung Phật giáo. [85]

Xét tính nhất quán về mặt ngữ nghĩa của các thuật ngữ được sử dụng ở những cách phân loại trên, chúng tơi đồng cảm nhiều hơn ở cách phân chia của Đỗ Văn Đăng. Tuy nhiên, xét về thực chất đặc điểm của các tiểu loại trong khung phân loại, chúng tơi tán đồng quan điểm của Đào Nguyên.

Thực chất, ở nhiều truyện như Sự tích cây nêu ngày tết, Ao Phật, Cái cân thuỷ ngân, Của Thiên trả Địa, Duyên nợ tái sinh,…rất khĩ cĩ thể chỉ ra chiều ảnh hưởng: Phật giáo sử dụng vốn liếng chuyện kể dân gian để đưa giáo lý vào quần chúng hay dân gian tiếp thu tư tưởng Phật giáo đưa vào tài sản văn học truyền khẩu của mình. Do đĩ, xếp những truyện nĩi trên thuộc tiểu loại tác phẩm ảnh hưởng Phật giáo vơ hình trung khẳng định cứng nhắc một chiều ảnh hưởng: dân gian vay mượn của nhà Phật. Thiết nghĩ, từ “giao thoa” mang nét nghĩa trung tính hơn, hướng đến sự tác động ảnh hưởng qua lại giữa yếu tố dân gian và yếu tố Phật giáo.

Từ suy nghĩ trên, chúng tơi đề xuất cách phân chia truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo thành hai nhĩm:

(1) - Phật thoại

(2) - Những truyện cĩ mối giao thoa với Phật giáo

1.2.2.2.1. Pht thoi

Trong phần nghiên cứu về Ấn Độ thuộc Bộ ba tác phẩm nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh cĩ nĩi đến khái niệm Phật thoại khi đề cập đến vị vua thống lĩnh cõi trời thứ ba mươi ba của Dục giới trong vũ trụ quan Phật giáo: “[…] Đạo Phật sau này cũng đưa Indra vào Pht thoi, nhưng lại hạ Indra xuống hàng phục dịch cho đức Phật Bồ tát Kim Cương (tên Ấn Độ là Vajrapani) của Phái Đại thừa, cũng chính là thần Thiên Lơi ngày xưa của người Aryan.” [40, tr. 657]. Ở đoạn khác, tác giả chỉ ra gốc gác câu chuyện Hình thỏ trên mặt trăng lưu truyền rộng rãi hầu khắp các quốc gia Đơng Nam Á theo đạo Phật Theravada: “[…] Đạo Phật dùng Thần thoại này làm Pht thoi và cho rằng con thỏ kia chính là hiện thân của đức Phật. Mục đích của nhà Phật là cốt để minh hoạ quan niệm hy sinh xả thân và lịng từ bi bác ái quên mình vì đạo.” [40, tr. 683].

Tác giả Đinh Gia Khánh từng đề cập đến Phật thoại trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam: “[…] Ở nước ta, đạo Phật đã dùng Pht thoi và đạo Thần Tiên đã dùng tiên thoại để cho giáo lý của mình đi sâu được vào quần chúng nhân dân. Những truyện này kể sự tích các vị Phật, tiên, các tăng ni đạo sĩ hoặc các gương tu hành mộ đạo…” [75, tr. 298]. Tác giả nhấn mạnh loại truyện Phật thoại được giới tu hành theo đạo Phật sử dụng để thực thi chức năng tơn giáo: “[…] tăng lữ, đạo sĩ, khi thuyết pháp thường hay dùng những hình thức của văn nghệ dân gian như bài hát, truyện cổ tích để cho giáo lí dễ thâm nhập vào nhân dân. Rất nhiều Pht thoi, tiên thoại, rất nhiều truyện ma quỷ đã vì thế mà sản sinh….” [75, tr. tr. 332].

Nguyễn Đổng Chi, trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, nĩi đến Phật thoại xét ở khía cạnh nội dung và tính mục đích của chúng: “Đời Trần cũng như đời Lý, đạo Phật trở thành độc tơn. Cĩ khá nhiều truyện đề cao tăng lữ, thường là những nhà sư cĩ đạo đức hay cĩ phép thần thơng biến hố (sư

Giác Hải, sư Huyền Quang). Cũng vào thời kỳ này cịn xuất hiện cả một số tiên thoại, Pht thoi hay cổ tích như những luận đề nhằm chứng minh cho cứu cánh của tơn giáo.” [8, tr. 80]. Trước đĩ, tác giả nhận định: “[…] Tiên thoại, Pht thoi hay nĩi chung là truyện tơn giáo là những loại truyện rất dễ nhìn nhận dù bất cứ dân tộc nào, vì chúng mang theo dấu ấn rõ nét của một thứ tơn giáo nhất định. Chúng thường xuất hiện từ miệng tăng lữ với mục đích tuyên truyền dẫn giải về chủ nghĩa yếm thế.” [8, tr. 44].

Các tác giả Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Duy Hinh, trong cơng trình nghiên cứu về Bồ tát Quán Thế Âm trong các chùa vùng đồng bằng sơng Hồng, đã nhận xét phần lớn những câu chuyện trong Lục Độ tập kinh là Phật thoại, những câu chuyện về Phật [92, tr. 24]. Dù các tác giả khơng phân tích rõ nhận định của mình nhưng xét đối tượng là 91 truyện trong bộ kinh được soạn tập lại ở nước ta, cĩ thể thấy ý kiến của các tác giả này cĩ chỗ gần gũi với quan điểm của các nhà nghiên cứu nêu ở trên.

Như vậy, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cĩ chủ ý “quy hoạch” Phật thoại trong một phạm vi nghiêm ngặt: về nội dung, chúng lấy những vấn đề lí thuyết Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo, về mục đích, chúng thể hiện rõ xu hướng rao giảng, truyền bá lý thuyết Phật giáo của giới tăng ni Phật tử.

Khúc Nhã Vọng, trong bài Văn hố nhà chùa trong đời sống phơnclo Việt Nam, trên cơ sở đặt song song các khái niệm Thần thoại, Tiên thoại, Phật thoại, quan niệm của tác giả về loại truyện này cĩ nới lỏng hơn khi cho rằng Phật thoại là những truyện cổ “cĩ màu sắc Phật hay liên quan tới Phật giáo”. Tác giả chỉ nêu rõ một đặc điểm của Phật thoại là “ít tính cách thần kỳ, gần với cổ tích sinh hoạt” [150, tr. 38].

Chung quy các nhà nghiên cứu văn học và văn hố đều cĩ ý thức phân biệt Phật thoại là một kiểu dạng truyện kể khá đặc thù, chứa đựng những yếu tố Phật giáo từ hình thức đến nội dung thơng qua tìm hiểu từ khía cạnh văn bản đến mục đích diễn xướng tác phẩm. Trong đĩ, nổi lên xu hướng cho rằng Phật thoại là những truyện mang đậm dấu ấn tư tưởng nhà chùa, lấy mục đích thuyết giáo làm tiêu chuẩn hàng đầu.

Trong luận văn Truyện dân gian Việt Nam về Phật giáo nhìn từ gĩc độ loại hình, tác giả Đỗ Văn Đăng đã đặt ra vấn đề cĩ loại Phật thoại nhà chùa và loại Phật thoại dân gian sau khi phân tích phương diện lực lượng sáng tác Phật thoại cũng như những biểu hiện hiểu biết sai lệch về những học thuyết Phật giáo thể hiện trong tác phẩm [38, tr. 21-23]. Chúng tơi cho rằng đây là một đề xuất khá độc đáo của tác giả trong quá trình nghiên cứu tình hình thực tế các văn bản truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của nước ta, phản ánh đúng quy luật sản sinh và lưu truyền các sáng tác truyền miệng nĩi chung và truyện cổ mang màu sắc Phật giáo nĩi riêng.

Qua khảo sát, tìm hiểu một khối lượng khá lớn truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của các nước Đơng Nam Á, chúng tơi thấy nổi lên một hiện tượng đáng lưu ý: trong khi rất nhiều truyện của các quốc gia theo Phật giáo Theravada như Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma thốt thai từ kinh

điển Phật giáo, chủ yếu cĩ nguồn gốc từ Jataka, cịn giữ lại hầu như nguyên vẹn những đặc điểm của những truyện trong Bổn sinh kinh, rất dễ dàng xếp vào tiểu loại Phật thoại thì khá nhiều truyện Việt Nam bên cạnh những biểu hiện khá đậm đặc từ yếu tố nội dung tư tưởng đến mục đích, chức năng diễn giải giáo lý của nhà chùa lại được kể với một tinh thần hết sức hồn nhiên của quần chúng, theo cách hiểu, cách cảm nghĩ của người lao động ít quan tâm đến triết lý kinh điển, thậm chí cịn biểu hiện nhận thức sai lệch về những vấn đề rất cơ bản của Phật giáo19. Như vậy, cĩ thể thấy, phải chăng cĩ sự tồn tại song song các Phật thoại nhà chùa và các Phật thoại dân gian theo như đề xuất của Đỗ Văn Đăng? Xuất phát từ tình hình này, nên chăng cĩ một định nghĩa Phật thoại tương đối nới lỏng phạm vi ngoại diên để cĩ thể bao hàm một bộ phận truyện cổ, cĩ thể nĩi, mang đậm màu sắc Phật giáo vào bậc nhất thuộc nhĩm truyện của Việt Nam mà chúng tơi thu thập khảo sát?

Từ những phân tích trên, chúng tơi tạm thời xem Phật thoại là nhng truyn c do tăng ni Pht t hoc nhân dân lao động sáng tác và lưu truyn, mang nhng yếu tính ca truyn k Pht giáo kết hp vi nhng đặc đim truyn k dân gian, ch yếu phn ánh nhng tư tưởng ct lõi ca đạo

Một phần của tài liệu TRUYỆN CỔ DÂN GIAN MANG MÀU SẮC PHẬT GIÁO CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)