Tên nhân vật

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ GIỜ HỌC TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” THEO HƯỚNG ĐỐI THOẠI (Trang 45 - 47)

Nhân vật văn học là một hiện tượng thẩm mĩ mang đầy tính ước lệ, tượng trưng. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để nhận thức con người và bộc lộ quan niệm của mình về con người. Nĩi chung “nhân vật hiện lên trong tác phẩm thường dưới dạng những tính cách (…) Bởi thế, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của phân tích nhân vật là phát hiện tính cách” [41, tr.695].

Để phát hiện tính cách nhân vật, quan điểm hệ thống địi hỏi “phải xem xét nhân vật như một chỉnh thể đa dạng do nhiều yếu tố khác nhau hợp thành, nhà văn dùng chi tiết để thể hiện nhân vật. Phân tích nhân vật phải bắt đầu từ việc nắm bắt những chi tiết ấy” [41, tr.701]. Một trong những chi tiết liên quan đến tính cách nhân vật, nhưđã biết, chính là tên do tác giảđặt ra cho nhân vật đĩ; và tìm hiểu về tên nhân vật, theo chúng tơi, chính là một nội dung đối thoại tương đối vừa sức và hấp dẫn đối với học sinh.

Tên nhân nhật, nhưđã biết, cũng là một tín hiệu nghệ thuật mà nhà văn hết sức chú ý vì nĩ gĩp phần phản ánh phong cách của nhà văn, tính cách của nhân vật và khơng khí của tác phẩm. Thế giới nhân vật trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng đượm chất trào phúng với những cái tên lố lăng, quái dị, rởm đời như Xuân tĩc đỏ, Típ-phờ-nờ, Văn Minh, Phĩ Đoan, ơng Phán mọc sừng, Min-đơ, Min-toa, lang Tì, lang Phế… Thế giới nhân vật trong Bỉ vỏcủa Nguyên Hồng đượm chất giang hồ, dao búa với những cái tên dữ dằn như Năm Sài Gịn, Tư lập lơ, Chín Hiếc, Ba Bay, Tám Bính… Tên các nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam thường mang một vẻ hiền lành, trong sáng, nhẹ nhàng (thậm chí tồn những từ mang thanh khơng dấu) như Lan, Sơn, Thanh, Liên, An, mẹ Lê, cụ Thi, bác phở Siêu… Nguyễn Cơng Hoan khi viết truyện phê phán thĩi lai căng, lố bịch, kệch cỡm của một lớp thanh niên học địi lối sống tiểu tư sản thành thị đã dụng cơng chọn được cho nhân vật của mình một cái tên rất

đắt: Cơ Kếu, gái tân thời. Nguyễn Trung Thành khi viết Rừng xà nu cũng đã tâm sự: “Tơi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề, cuộc đời, số phận của anh Đề. Tơi cĩ ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề nĩ “Kinh” quá, người Kinh quá. Tnú, tơi gọi anh bằng tên ấy. Nĩ “khơng khí” hơn nhiều” (theo SGK Ngữ văn 10, tập 1, NXBGD, 2008, tr.44).

Xây dựng tình huống đối thoại với học sinh về tên nhân vật trong giờ học tác phẩm Chí Phèo, chúng tơi đề nghị thiết kế một nội dung đối thoại về một khía cạnh mà lâu nay nhiều tài liệu tham khảo dạy học chưa quan tâm đến: tên của hai nhân vật Bá Kiến và Lí Cường.

– Cách nhà văn đặt tên cho nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo cĩ hồn tồn mang tính ngẫu nhiên, ước lệ khơng?

– Đặt tên cho hai cha con địa chủ cường hào của làng VũĐại là (Bá) Kiến và (Lí) Cường, Nam Cao cĩ ngụ ý gì, những tên đĩ cĩ phù hợp với tính cách nhân vật khơng?

Tất nhiên, trong khá nhiều trường hợp, việc đặt tên nhân vật là hồn tồn ngẫu nhiên, do đĩ nếu cứ cố cơng tìm hiểu ý nghĩa của những tên ấy thì sẽ hoặc mất thời gian vơ ích, hoặc dẫn đến những suy luận gượng ép, thiếu sức thuyết phục. Ở đây, trong trường hợp cụ thể của hai cái tên Bá Kiến và Lí Cường, chúng tơi cho rằng cĩ thể tổ chức cho học sinh đối thoại để xác định ngụ ý của Nam Cao và xác định tính cách của nhân vật được bộc lộ qua cái tên đĩ như thế nào.

Trong truyện, Bá Kiến là một tên địa chủ cường hào “khơn rĩc đời”, hắn đã nghiền ngẫm rất kĩ

những kinh nghiệm thống trị và bĩc lột rút ra từ “bốn đời làm tổng lí”, tồn những phương châm, thủ đoạn gian hùng: “mềm nắn rắn buơng”, “bám thằng cĩ tĩc, ai bám thằng trọc đầu”, “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân”, “cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ

thì lại bán nhà đi cho sớm”, “đè nén con em đến nỗi nĩ khơng chịu được phải bỏ làng đi là dại”, “hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sơng nhưng rồi lại dắt nĩ lên để nĩ đền ơn”, “thu phục những thằng bạt mạng khơng sợ chết và khơng sợ đi tù. Những thằng ấy chính là những thằng được việc. Khi cần

chúng nĩ sinh chuyện thì mới cĩ dịp mà ăn…”... Chính vì thế, cùng với các chi tiết đặc tả rất tinh tế

như giọng quát “rất sang”, lối nĩi ngọt nhạt, “cái cười Tào Tháo”…, cái tên Kiến (cao kiến, đa mưu túc trí) chính là một dụng ý của Nam Cao, gĩp phần nĩi lên bản chất gian hùng, quỷ quyệt, cáo già của “một con hổ biết cười” (chữ dùng của Nguyễn Hồnh Khung).

Khác hơn so với Bá Kiến, Lí Cường chỉ là một nhân vật phụ, xuất hiện khơng nhiều trong tác phẩm. Lí Cường là con trai Bá Kiến, nhưng nếu Bá Kiến là một tay gian hùng, xảo quyệt thì Lí Cường chỉ là một đứa hữu dũng vơ mưu, “nổi tiếng là hách dịch, coi người như rơm rác”. Ngay sự xuất hiện

đầu tiên của Lí Cường đã cho ta thấy rất rõ điều đĩ: “Đấy, cĩ tiếng người sang sảng quát: Mày muốn lơi thơi gì? Cái thằng khơng cha khơng mẹ này! Mày muốn lơi thơi gì?.... Đã bảo mà! Cái tiếng quát tháo kia là tiếng Lí Cường. Lí Cường đã về! Lí Cường đã về! Phải biết… A ha! Một cái tát rất kêu. Ơi! Cái gì thế này? Tiếng đấm, tiếng đá nhau bình bịch. Thơi cứ gọi là tan xương”. Tính cách võ biền, ngu dốt, ỷ mạnh hiếp yếu của Lí Cường cịn được chính ngay cha hắn – Bá Kiến – thừa nhận: “Chỉ tại thằng Lí Cường nĩng tính khơng nghĩ trước nghĩ sau”, hay “Vũ dũng như hắn mà làm được lí trưởng là nhờ cĩ cụ. Cụ mà chết đi rồi “chúng nĩ” lại khơng cho ăn bùn”. CảĐội Tảo, một tay vai vế trong làng cũng hết sức coi thường Lí Cường và cĩ suy nghĩ tương tự như Bá Kiến: “Thằng bố chết, thằng con lớp này khơng khỏi người ta cho ăn bùn”… Như vậy, đặt tên cho nhân vật của mình là Cường (cương cường, sức mạnh), cĩ lẽ Nam Cao đã dụng ý muốn nhấn mạnh đến tính cách hữu dũng vơ mưu của nhân vật đĩ, đối lập với Bá Kiến để hai cha con nhà này tạo thành một cặp bài trùng cĩ tác dụng bổ

sung, hỗ trợ cho nhau trong việc đè đầu cưỡi cổ, bĩc lột dân lành một cách hữu hiệu nhất).

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ GIỜ HỌC TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” THEO HƯỚNG ĐỐI THOẠI (Trang 45 - 47)