Nhà văn M. Gorki đã nhận xét: “Tác phẩm nào cũng cĩ vấn đề”. Các vấn đề đặt ra trong tác phẩm chính là nội dung giao tiếp cơ bản giữa học sinh và nhà văn trong giờ dạy học tác phẩm văn
chương. Học sinh phải đối thoại với nhà văn để giải quyết vấn đề đĩ. Các vấn đề trong tác phẩm văn chương rất phong phú đa dạng, xuất hiện trong tất cả các bình diện nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ
thuật. Trong dạy học tác phẩm văn chương, các giáo viên thường xây dựng những tình huống cĩ vấn
đề, xây dựng hệ thống câu hỏi cĩ vấn đề để khơi gợi, kích thích nhu cầu học sinh tham gia cùng suy nghĩ, phán đốn, tranh luận để giải quyết vấn đề. Tình huống cĩ vấn đề trong dạy học tác phẩm văn chương là một trạng thái tâm lí xuất hiện ở học sinh trước một mâu thuẫn, một nghịch lí, một sự ngạc nhiên, một nỗi băn khoăn, thắc mắc… Như vậy, phân tích nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn chương đã tác động đến học sinh, kích thích tư duy sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ ở các em, tạo nên những văn cảnh để học sinh hứng thú “nhập cuộc” đối thoại cùng tác phẩm, từ đĩ tự mình khám phá “cái chưa biết”, tìm ra chân lí.
Ví dụ: Ởđoạn cuối tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, vì sao Nam Cao để cho Chí Phèo, sau khi giết chết Bá Kiến, lại cũng phải tự kết liễu đời mình? Câu hỏi này đưa học sinh đến một vấn đề mới cần suy luận, lí giải và trao đổi (tức đã mở ra một đề tài đối thoại). Vì sao Chí Phèo lại phải chết? Phải chăng là cái chết của Chí sẽ cĩ sức tố cáo xã hội cũ mạnh mẽ hơn việc Chí tiếp tục sống? Khi xã hội người bĩc lột người vẫn tồn tại, Bá Kiến này chết nhưng sẽ cịn nhiều Bá Kiến khác tiếp tục bĩc lột những người cùng khổ. Phải chăng Nam Cao đã để Chí Phèo chết trong sự nhận thức rõ về số phận của mình: Chí khơng muốn tiếp tục cuộc sống của một con “quỷ dữ”, Chí muốn trở thành một con người nhưng khơng thểđược, Chí chỉ cịn cách huỷ diệt chính mình?...
Cĩ thể nĩi tình huống cĩ vấn đề với việc xây dựng các câu hỏi cĩ vấn đề sẽ cĩ tác dụng lơi cuốn học sinh vào quá trình tư duy, giúp học sinh khám phá những điều chưa biết, tham gia đối thoại cùng tác phẩm.