Phân tích các đối thủ cạnh tranh của cơng ty HAI

Một phần của tài liệu GIA TĂNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI (Trang 39 - 42)

Từ khi cơ chế quản lý kinh tế đổi mới, ngành nơng dược Việt Nam cĩ thêm hàng trăm cơng ty tham gia kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Sự gia tăng nhanh chĩng về số lượng doanh nghiệp trong ngành nơng dược là một áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với Cơng ty HAI vốn trước đây là một trong những cơng ty độc quyền phân phối thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam. Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước, việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế tồn cầu cịn mang lại những đe dọa đến hoạt động kinh doanh của cơng ty HAI. Các cơng ty nơng dược lớn của nước ngồi như Dow, Monsanto, BASF, Syngenta, Sumitomo…hiện nay đều đã cĩ mặt tại Việt Nam dưới nhiều hình thức Văn phịng đại diện, hợp tác đại lý hay núp bĩng cơng ty tư nhân Việt Nam như Bayer CropscienceVN, Arysta Agro VN, Map Pacific VN. Các cơng ty này sẽ được phép thành lập chi nhánh hoặc cơng ty 100% vốn nước ngồi sau một vài năm nữa. Khi đĩ, các doanh nghiệp được bình đẳng cạnh tranh trong kinh doanh, khơng kể đĩ là doanh nghiệp nhà nước, cổ phần, tư nhân hay doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi. Cạnh tranh trong ngành do đĩ sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Bên cạnh đĩ, các cơng ty liên doanh giữa nước ngồi và Việt Nam, cơng ty nước ngồi cĩ quyền nâng cao mức vốn gĩp cao hơn, khả năng kiểm sốt của nước ngồi đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn và dần dần sẽ vượt qua sự kiểm sốt của các cơng ty Việt Nam. Các cơng ty nước ngồi, với các thế mạnh sẵn cĩ như thương hiệu lâu đời, uy tín trên thị

trường quốc tế, hệ thống đại lý rộng khắp, dịch vụ đa dạng, khả năng tài chính, chuyên mơn, nhân sự mạnh… thì các cơng ty này cĩ thể từng bước chiếm lĩnh thị trường nơng dược của Việt Nam.

Với sự xâm nhập của các cơng ty nơng dược nước ngồi, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành nơng dược vốn đã thiếu sẽ càng trở nên thiếu hụt trầm trọng hơn. Các nhân lực cao cấp cĩ thể tìm đến các cơng ty nước ngồi – nơi thường cĩ các điều kiện về lương bổng, điều kiện làm việc và chế độđãi ngộ

tốt hơn. Các cơng ty nơng dược trong nước như Cơng ty HAI sẽ rất khĩ tìm và giữ chân được nhân tài cho cơng ty của mình. Sự hiếu hụt các nhân sự cĩ chuyên mơn kỹ thuật cao sẽ làm cho năng lực cạnh tranh của các cơng ty nơng dược Việt Nam giảm sút đáng kể, bởi vì nguồn nhân lực là một nhân tố cĩ ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngồi ra, xét về năng lực cạnh tranh, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều đang rất yếu kém trên các lĩnh vực: nắm bắt thơng tin thị trường, khả năng tiếp thị và tổ chức thực hiện cơng việc tốt để hạ giá thành sản phẩm. Quy mơ mạng lưới của các doanh nghiệp trong nước cịn nhỏ bé, năng lực doanh nghiệp chưa cao, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cịn yếu so với cách thức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ cao của các doanh nghiệp nước ngồi sẽ tạo nên áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với hoạt

động dịch vụ vốn cịn khá non trẻ của các doanh nghiệp trong nước.

Khơng chỉ đối mặt với các khĩ khăn về tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ, các doanh nghiệp trong nước cịn phải đối mặt với tình trạng chưa vững vàng về các thơng lệ, điều ước quốc tế, thiếu kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp cĩ yếu tố nước ngồi. Gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hệ thống luật lệ WTO và luật lệ của từng quốc gia. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các cơng ty tư nhân nhỏ, hiện nay cịn chưa hiểu rõ về các qui định xuất nhập khẩu, thanh tốn quốc tế, bảo hiểm hàng hố…

Hiện nay, các cơng ty thuốc bảo vệ thực vật đứng đầu về lượng hàng nhập khẩu năm 2007 và đến tháng 8/2008 trên thị trường là:

Bảng 2.4 : 5 Cơng ty Nơng dược đứng đầu tại Việt nam Đvt : triệu USD NĂM 2007 ĐẾN 8/2008 STT TÊN CƠNG TY NHẬP THỊ PHẦN (%) NHẬP THỊ PHẦN (%) 1 Cty CP BVTV An Giang 67 20.7 73 21.8 2 Cty TNHH Bayer VN 20 6.2 32 9.6 3 Cty TNHH ADC 14 4.3 27.5 8.2

4 Cty CP Nơng dược HAI 17.2 5.3 23.3 7

5 Cty TNHH 1TV Sài Gịn 18.4 5.7 22.2 6.6

Tổng cộng 324 100 334 100

(Nguồn: www.themegallery.com)

Như vậy, đứng đầu trên thị trường nơng dược Việt Nam hiện nay là Cơng ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang với thị phần chiếm khoảng 22% thị phần của cả nước. Theo số liệu thống kê đến tháng 8 năm 2008, giá trị

nhập khẩu của cơng ty An Giang đạt gần 73 triệu USD, tăng 11% so với năm 2007 là 67 triệu USD. Cơng ty CP BVTV An Giang là một cơng ty cĩ thương hiệu rất nổi tiếng khơng chỉ trong ngành nơng dược mà cịn được mọi người biết đến thơng qua việc quảng bá thương hiệu của mình bằng rất nhiều các hình thức như: thành lập hẳn một đội đua xe đạp chuyên nghiệp, tài trợ giải

đua xe đạp “Đồng bằng sơng Cửu Long”, thực hiện các chương trình “Nhịp cầu nhà nơng” hay “Tọa đàm với nơng dân” để giao lưu giải đáp nhưng thắc mắc của nơng dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bảo vệ cây trồng khỏi tác hại của dịch bệnh.. Ngồi ra, cơng ty An Giang cịn hỗ trợ cho Cục BVTV xây dựng chương trình “Rau sạch” bằng cách huấn luyện các cán bộ kỹ thuật từ Nam ra Bắc nhằm giúp nơng dân sản xuất và đảm bảo chất lượng về rau sạch.

Đứng ở vị trí tiếp theo sau là Cơng ty TNHH Bayer Việt Nam, Cty TNHH ADC, cịn Cơng ty HAI hiện nay đang giữ ở vị trí thứ tư trên thị

trường với giá trị nhập khẩu đến tháng 8/2008 là 23,3 triệu USD, tăng 13,5% so với năm 2007 là 17,2 triệu USD và ở vị trí thứ năm là Cơng ty TNHH một thành viên Thuốc trừ sâu Sài Gịn.

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như vậy, việc tồn tại và phát triển

được hay khơng là tùy thuộc gần như hồn tồn vào khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp nĩi chung và cơng ty HAI nĩi riêng.

Một phần của tài liệu GIA TĂNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI (Trang 39 - 42)