Về tình hình xuất khẩu

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính sách tài chính (Trang 48 - 51)

Trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2000-2004, các DNNVV của Tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu và đã xác định được những sản phẩm xuất khẩu chủ lực dựa trên thế mạnh xuất khẩu của những sản phẩm đó và lợi thế so sánh của Tỉnh. Những sản phẩm đó là: gạo, thủy sản, hàng nông sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ngoài ra, còn có 2 mặt hàng của Tỉnh có tiềm năng, thế mạnh xuất khẩu rất lớn nhưng thời gian qua chưa đẩy mạnh được xuất khẩu trực tiếp nhiều đó là gốm mỹ nghệ và trái cây.

Bảng 2.15. Tình hình phát triển xuất khẩu của Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000-2004

2000 2001 2002 2003 2004 Tốc độ tăng bình quân Kim ngạch xuất khẩu (1.000 USD) 67.521 56.264 42.238 81.726 94.234 16,80 % Mặt hàng chủ yếu: 1.Gạo (tấn) 309.019 303.530 169.452 397.727 346.118 18,95 % 2.Thủy sản đông lạnh (tấn) 1.479 802 657 1.721 2.828 40,60 % 3.Hột vịt muối (1.000 quả) 13.814 14.844 17.922 35.135 9.198 12,60 % 4.Hàng thủ công mỹ nghệ (1.000 USD) 5.314 4.650 4.539 3.509 5.087 1,85 % 5.Nấm rơm muối (tấn) 1.197 1.565 2.139 2.733 2.812 24,52 %

Các mặt hàng chủ yếu của DNNVV xuất khẩu có tỷ lệ tăng trưởng bình quân khá cao, nguồn hàng hóa và thị trường xuất khẩu ngày càng được quan tâm khai thác và mở rộng, góp phần tiêu thụ hàng hóa của Tỉnh và thúc đẩy các ngành hàng khác cùng phát triển. Đến nay, hàng hóa của các DNNVV ở Tỉnh đã được xuất khẩu sang thị trường của trên 30 nước.

Bên cạnh những thành quả đạt được, còn có một số vấn đề cần quan tâm đối với xuất khẩu của các DNNVV trong thời gian tới:

- Trong kim ngạch xuất nhận khẩu của Tỉnh thì gạo chiếm tỷ trọng lớn, thường xuyên chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh, vừa là ưu điểm chứng tỏ gạo của Vĩnh Long đã có thế đứng khá ổn định trên thị trường thế giới, nhưng đồng thời cũng là một điểm còn hạn chế trong kinh doanh xuất nhập khẩu của Tỉnh. Nếu năm nào mặt hàng gạo xuất khẩu được về số lượng, về giá cả thì năm đó kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh đạt kế hoạch đề ra, năm nào xuất khẩu gạo gặp khó khăn thì năm đó rất khó đạt kế hoạch xuất khẩu.

- Trái cây là thế mạnh thứ hai của các DNNVV của Tỉnh trong sản xuất nông nghiệp sau lúa gạo, với những loại đặc sản có sản lượng lớn nhưng đã nhiều năm qua, vẫn chưa tìm được thị trường xuất khẩu trực tiếp, giá trị cây trồng chưa được nâng lên, tác động chậm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

- Các loại sản phẩm gốm đất nung trong những năm qua xuất khẩu trực tiếp ít, các doanh nghiệp chủ yếu bán qua các trung gian thu tiền đồng do không đủ điều kiện kho bãi tập kết hàng hóa, chứa hàng theo từng nhóm, từng loại để xuất khẩu. Đây cũng là nguyên nhân giảm nguồn thu ngoại tệ của Tỉnh trong thời gian qua.

- Việc xây dựng thương hiệu cho hàng xuất nhập khẩu của các DN trong Tỉnh còn chậm, chỉ mới có mặt hàng Bưởi Năm Roi và Cam sành là xây dựng và đăng ký thương hiệu xong; các mặt hàng còn lại chưa thực hiện được việc đăng ký thương hiệu.

Tóm lại: Các số liệu trên cho thấy tầm quan trọng to lớn của các DNNVV trong phát triển kinh tế cũng như thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỉnh nhà. Nhìn chung, thực trạng các DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long có thể khái quát qua một số nét chung như sau:

- Khu vực DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DN thuộc mọi thành phần kinh tế của Tỉnh. Với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, số lượng DNNQD tăng lên nhanh chóng, đồng thời số lượng DNNN giảm đáng kể. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng DN làm cho mức đầu tư vốn cho mỗi DN có xu hướng giảm đi. Điều đó làm xuất hiện ngày càng nhiều DN có qui mô nhỏ và vừa, đặt biệt là DN ngoài quốc doanh. Đây là yếu tố tích cực trong phát triển kinh tế, góp phần tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư,…

- Với số lượng áp đảo nhưng đóng góp của các DNNVV vào ngân sách còn khiêm tốn, chiếm 35,82% tổng thu ngân sách Tỉnh, chưa khai thác hết tiềm năng của các DNNVV.

- Trình độ hiểu biết, kỹ thuật quản lý và tay nghề của cán bộ quản lý và đội ngũ lao động ở khu vực DNNVV, nhất là các DNNQD, còn rất hạn chế. Độ ngũ cán bộ quản lý DNNVV chưa được đào tạo một cách bài bản.

- Khó khăn hàng đầu của các DNNVV là thiếu vốn, nguồn vốn chủ yếu của các DNNVV do chủ doanh nghiệp bỏ ra hoặc huy động từ các nguồn vốn tín dụng phi chính thức; tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của các ngân hàng, các quỹ hỗ trợ của Tỉnh là một vấn đề nan giải.

- Trình độ công nghệ, thiết bị máy móc lạc hậu, thiếu đồng bộ làm hạn chế rất lớn khả năng cạnh tranh của DNNVV Tỉnh Vĩnh Long. Nguyên nhân là do phần lớn các DNNVV mới được thành lập nhưng vì thiếu vốn nên chưa thể mua sắm được trang thiết bị, máy móc hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất ra. Phần lớn máy móc thiết bị cũ được mua lại từ các DN bị giải thể thanh lý hoặc từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất trước

- Về cơ cấu ngành nghề, các DNNVV chủ yếu là kinh doanh buôn bán, dịch vụ, công nghiệp chế biến nông - thủy sản nên hạn chế vai trò của khu vực này trong phát triển kinh tế. Điều đó còn phản ánh chính sách của Tỉnh chưa hướng được các nhà đầu tư bỏ tiền vào những lĩnh vực không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân nhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích chung cho toàn bộ nền kinh tế của Tỉnh.

- Thực trạng về tình hình xuất khẩu cho thấy trong khi các DNNN và các công ty cổ phần lại được sự hỗ trợ của Tỉnh cộng với tiềm năng về cơ sở vật chất, vốn và lao động nên khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường thế giới tốt hơn rất nhiều so với các DNNVV tư nhân. Các DNNVV tư nhân - thành phần kinh tế được coi là năng động và góp phần nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế Tỉnh nhà thì phải đối đầu với những thách thức rất lớn trên thị trường xuất khẩu.

- DNNVV có hiệu quả kinh tế không cao do năng suất lao động bị hạn chế nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và tạo thu nhập cho người lao động. Việc đầu tư vào DNNVV không mất nhiều thời gian xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị như đối với các DN sản xuất lớn mà nhanh chóng tạo ra sản phẩm, dịch vụ, thời gian thu hồi vốn ngắn. Mặt khác, quy mô nhỏ và vừa là yếu tố thuận lợi cho DN chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhanh nhạy, sẵn sàng đáp ứng lại các tín hiệu thay đổi thường xuyên của thị trường.

2.2.2. Những khó khăn chủ yếu của DNNVV Tỉnh Vĩnh Long hiện nay và nguyên nhân: nguyên nhân:

Qua phân tích thực trạng của các DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi nhận thấy các DNNVV hiện nay đang gặp những khó khăn chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính sách tài chính (Trang 48 - 51)