Ưu tiên phát triển DNNVV trong hoạt động sản xuất công nghiệp đối vớ

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính sách tài chính (Trang 69)

g. Thiếu cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ của nhà nước

3.2.3.Ưu tiên phát triển DNNVV trong hoạt động sản xuất công nghiệp đối vớ

với một số lĩnh vực, ngành mà DNNVV có khả năng và ưu thế:

Có thể kể đến công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp chế biến nông, thủy sản, các sản phẩm truyền thống thuộc các ngành… Đặc biệt, Tỉnh Vĩnh Long có ưu thế trong xuất khẩu các sản phẩm gốm, hàng dệt may, sản phẩm da và giày dép, viên nang, ống bơm tiêm, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, thủy sản đông lạnh… Đây là các sản phẩm có thị trường xuất khẩu lớn và ổn định, do đó cần ưu tiên hỗ trợ DNNVV trong các ngành nghề, lĩnh vực này.

3.2.4. Phát triển DNNVV trong mối liên kết công nghiệp bền vững, chặt chẽ với các DN lớn, nhằm tạo ưu thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV nói riêng và DN TỉnhVĩnh Long nói chung:

DNNVV như những mắc xích nhỏ nhưng rất quan trọng trong dây truyền sản xuất của một nền kinh tế. Điều này thể hiện ở khía cạnh DNNVV sản xuất, gia công các bộ phận chi tiết cho các DN lớn sử dụng như nguồn nguyên liệu đầu vào cho việc lắp ráp, sản xuất các bộ phận khó, đòi hỏi công nghệ phức tạp. Ngược lại, khi ký hợp đồng gia công hay sản xuất các bộ phận chi tiết nhỏ với các DN lớn, DNNVV được DN lớn hỗ trợ về tay nghề, công nghệ, quản lý.

3.2.5. Trước tiên tập trung hóa DNNVV ở một số địa bàn trọng điểm, một số thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp:

Việc tập trung các DNNVV vừa khắc phục được sự yếu kém về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vừa tạo thuận lợi, dễ dàng cho chính quyền Tỉnh trong việc hỗ trợ,

quản lý và thực hiện chính sách ưu đãi đối với các DNNVV, đồng thời giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất cho các DNNVV.

3.3. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV Ở TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2005-2010:

3.3.1. Các giải pháp về thuế:

Trong thời gian qua, thuế đã được sử dụng để khuyến khích đầu tư và đã góp phần vào việc phát triển sản xuất. Tuy nhiên, tác động của thuế đến việc thúc đẩy đầu tư còn hạn chế. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh hiện nay đòi hỏi phải sử dụng thuế mạnh mẽ hơn nữa trong việc khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp tạo lập DN mới và đầu tư mở rộng quy mô của các DN hiện có.

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hợp tác quốc tế, cần tiếp tục cải cách thuế nhằm khắc phục những nhược điểm của hệ thống thuế hiện hành và làm cho hệ thống chính sách thuế cũng như từng sắc thuế có nhiều yếu tố tương đồng với thuế của các nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong quá trình đó, để thuế trở thành công cụ có hiệu lực khuyến khích và định hướng đầu tư, thúc đẩy sự phát triển DNNVV, cơ quan thuế của Tỉnh cần kiến nghị với Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính một số nội dung sau:

a. Hợp lý hóa thuế thu nhập cá nhân:

Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành đã có điều chỉnh trong biểu thuế thu nhập cá nhân, mức thuế hiện nay vẫn chưa khuyến khích được người có trình độ chuyên môn cao. Cần điều chỉnh sự chênh lệch giữa mức khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt Nam và người nước ngoài. Nhà nước cũng nên sớm có thay đổi trong việc đánh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, miễn trừ gia cảnh cho bản thân người nộp, cho gia đình, cho người ăn theo, phần còn lại mới tính thuế. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc động viên tinh thần làm việc, giúp người lao động yên tâm và hết mình góp mình hết sức vào công việc, đồng thời kích thích quá trình tích

b. Đối với thuế thu nhập DN:

- Áp dụng thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập DN thay thế cho mức thuế thu nhập DN 28% hiện nay:

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các DN nói chung và DNNVV nói riêng đều cho rằng thuế suất các loại thuế hiện nay là quá cao. Để hỗ trợ phát triển DNNVV cần nghiên cứu áp dụng thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập DN thay thế cho mức thuế thu nhập DN 28% hiện nay. Theo nghiên cứu ban đầu của chúng tôi, biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập DN có thể áp dụng như sau:

Bảng 3.3. Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập DN

Bậc Thu nhập/năm (Triệu đồng) Thuế suất từng phần (%) Số thuế phải nộp (Triệu đồng) Số thuế nộp lũy tiến (Triệu đồng) Thuế suất lũy tiến (%) 1 Từ 100 trở xuống 15,0 15,0 15,0 15,0 2 Trên 100 đến 300 20,0 40,0 55,0 18,3 3 Trên 300 đến 500 25,0 50,0 105,0 21,0 4 Trên 500 đến 1.000 28,0 140,0 245,0 24,5 5 Trên 1.000 28,0 28,0

Áp dụng biểu thuế suất trên, những DN có tổng thu nhập từ 1.000.000.000 đ/năm trở lên thì mức thuế suất thuế thu nhập DN sẽ là 28%. Như vậy, đối với những DN có thu nhập dưới 1.000.000.000 đ/năm mà thường là DNNVV chỉ phải chịu thuế suất trung bình thấp hơn 28%. Đây chính là giải pháp giảm thuế rất hiệu quả cho các DNNVV hiện đang áp dụng tại Mỹ.

Thực tế cho thấy, thuế suất hợp lý sẽ thu được thuế, ngược lại thuế suất quá cao thì mọi người sẽ tìm cách trốn thuế, tránh thuế kết quả là nhà nước thất thu thuế, các DN chấp hành nghiêm chỉnh chính sách thuế thì bị thiệt. Mặt khác, nó làm nhụt ý chí của những nhà đầu tư.

Do vậy, áp dụng chính sách thuế thu nhập DN hợp lý sẽ góp phần kích thích dân chúng đưa những khoản tiền đang tích luỹ dưới dạng tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm thành những khoản đầu tư trực tiếp, tham gia thành lập DN và chủ yếu là DNNVV. Áp dụng thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập DN còn tăng được diện chịu thuế do số lượng DN tăng thêm, số DN trốn thuế giảm xuống và điều đó có lợi hơn so với áp dụng thuế suất cao.

- Cho phép khấu trừ số chi phí vay vốn theo mức chi trả thực tế trên cơ sở có đầy đủ chứng từ khi xác định chi phí hợp lý tính thuế thu nhập DN:

Cùng với việc nghiên cứu áp dụng thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập DN, Nhà nước cũng cần hỗ trợ các DNNVV thông qua các qui định về các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập DN. Về chi phí vay vốn, Nhà nước nên cho phép khấu trừ số chi phí vay vốn theo mức chi trả thực tế trên cơ sở có đầy đủ chứng từ.

Như đã trình bày ở phần trên, các DNNVV rất thiếu vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới các trang thiết bị và công nghệ, mở rộng qui mô hoạt động SXKD nhưng trên thực tế, các DNNVV rất khó tiếp cận được vốn tín dụng của ngân hàng và các nguồn vốn ưu đãi có lãi suất thấp. Chính vì vậy, phần lớn các DNNVV ngoài quốc doanh thường bắt đầu công việc kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động bằng vốn tự có và các nguồn vốn tín dụng không chính thức. Nguồn vốn này đòi hỏi người đi vay phải trả chi phí cao quá mức, thường thì lãi suất cao gấp 3-6 lần lãi suất ngân hàng. Để các DNNVV có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, Nhà nước cần hỗ trợ các DN này bằng cách cho phép họ khấu trừ số chi phí vay vốn theo mức chi trả thực tế trên cơ sở có đầy đủ chứng từ, hợp đồng vay vốn.

- Về tiền lương, tiền công nên lấy tiền lương ghi trong hợp đồng lao động là căn cứ xác định chi phí tiền lương được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

tâm lý không muốn làm việc cho các DNNVV ngoài quốc doanh. Để thu hút được người lao động có trình độ, các DNNVV thường phải trả mức lương cao hơn các DN khác. Vì vậy, nhằm giúp cho các DNNVV tồn tại và phát triển ổn định, Nhà nước cần cho phép lấy tiền lương ghi trong hợp đồng lao động là căn cứ xác định chi phí tiền lương được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Loại bỏ việc khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, giao dịch, tiếp tân, khách tiết, hoa hồng môi giới… khi có chứng từ hợp pháp cho các DNNVV khi xác định thuế thu nhập DN:

Hiện nay, các khoản chi phí này bị khống chế về số lượng theo một tỷ lệ nhất định so với tổng chi phí hợp lý (7%). Đối với các DNNVV, chi phí hợp lý nhỏ vì quy mô nhỏ, do đó chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, giao dịch, tiếp tân, khách tiết, hoa hồng môi giới… hợp lý cũng sẽ nhỏ theo tỷ lệ này. Tuy nhiên, trong bước đầu thâm nhập vào thị trường, các DNNVV phải chi phí rất nhiều vào quảng cáo, tiếp thị, còn thay đổi theo tình hình kinh doanh, chính sách quảng cáo của DN hay tình hình thị trường trong từng giai đoạn. Nếu không được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập DN thì các DNNVV phải chịu thiệt thòi. Đây cũng là một yếu tố hạn chế đến sự phát triển của DNNVV trong giai đoạn đầu.

- Tăng mức và thời gian miễn, giảm thuế thu nhập DN đối với các DN mới thành lập:

Các DN nói chung và các DNNVV nói riêng khi mới thành lập đều được hưởng ưu đãi theo các Luật thuế hiện hành. Các quy định miễn giảm thuế đối với DN mới thành lập đã có tác dụng nhất định trong việc tạo ra các cơ sở SXKD mới, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển khu vực DN và qua đó thúc đẩy tăng trưởng, phát triển nền kinh tế.

Tuy nhiên, để khuyến khích, hỗ trợ các DN mới thành lập, đặc biệt là các DNNVV, việc ưu đãi miễn giảm thuế đối với các DN mới thành lập vẫn là rất cần thiết và cần tập trung vào một số nội dung sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một là: Ưu đãi miễn giảm thuế đối với tất cả các cơ sở SXKD mới được thành lập.

Hai laø: Ưu đãi miễn giảm thuế đối với tất cả các DN đầu tư vào các ngành nghề cần khuyến khích và phát triển.

Ba là: Ưu đãi miễn giảm thuế đối với tất cả các DN mới thành lập có sử dụng công nghệ hiện đại.

Bốn là: Ưu đãi miễn giảm thuế đối với các DN mới thành lập ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.

Như vậy có thể thấy, để khuyến khích đầu tư và phân bỏ có hiệu quả hơn các nguồn vốn đầu tư trong xã hội, Nhà nước cần mở rộng hơn thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập DN cho các DN mới thành lập. Và qui định “năm đầu tiên kinh doanh có lợi nhuận” để xác định thời điểm được hưởng chế độ miễn giảm thuế nên thực hiện là năm đầu tiên có lợi nhuận sau khi đã trừ hết số lỗ lũy kế từ khi thành lập DN.

c. Tiếp tục cải cách thuế giá trị gia tăng:

Luật thuế giá trị gia tăng được sửa đổi vẫn còn 3 mức thuế suất với nhiều trường hợp miễn trừ, nên việc thu thuế sẽ vẫn tiếp tục gây khó khăn cho cả người nộp thuế lẫn cơ quan thuế. Ngoài ra, nhiều mức thuế suất và nhiều trường hợp miễn giảm thuế sẽ tạo ra những cơ hội và những động cơ trốn thuế.

Do đó cần tiếp tục đơn giản hóa thuế giá trị gia tăng theo hướng giảm số lượng thuế suất từ 3 loại xuống còn 1 loại, chẳng hạn 5% hoặc 7% và giảm số trường hợp được miễn giảm thuế xuống chỉ còn vài trường hợp, chẳng hạn như trường hợp của các hoạt động tài chính tín dụng.

- Thực hiện chính sách thuế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và bảo hộ có điều kiện hàng hóa trong nước:

Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, Tỉnh Vĩnh Long cùng cả nước đang mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và đẩy mạnh tiến trình hội nhập với thế giới. Cùng với việc gia nhập ASEAN, việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thực hiện hiệp định chung về ưu đãi thuế quan (CEPT) sẽ tạo điều kiện cho Tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh xuất khẩu,

trường sẽ làm cho hàng hóa các nước ASEAN đưa vào Việt Nam nhiều hơn và điều đó sẽ trở thành thách thức to lớn đối với các ngành sản xuất còn non trẻ và đặt biệt là đối với các DNNVV của Tỉnh Vĩnh Long trong quá trình phát triển.

Trong tình hình đó, cần phải tiếp tục cải cách hệ thống thuế cho phù hợp với việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế. Thực hiện giảm bớt và tiến tới xóa bỏ các hàng rào phi thuếquan đối với tất cả các hàng hóa và dịch vụ (trừ những hàng hóa và dịch vụ nằm trong danh mục cấm xuất khẩu) để đẩy mạnh tối đa hoạt động xuất khẩu, tạo điều kiện và thúc đẩy các DNNVV tham gia sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó cần đẩy nhanh việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu, đặc biệt đối với các DNNVV vì các DN này luôn ở trong tình trạng thiếu vốn.

Cùng với việc thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan trọng tiến trình tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Nhà nước cần mở rộng diện đánh thuế tiêu thụ đặt biệt để thực hiện bảo hộ hợp lý đối với các ngành sản xuất còn non trẻ cũng như đối với các DN nhỏ và vừa có thêm thời gian để củng cố, phát triển và tăng cường sức cạnh tranh. Đồng thời xác định xuất khẩu là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn, là một thế mạnh góp phần giải quyết việc làm, tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích các DNNVV xuất khẩu trực tiếp và thực hiện bảo hộ mậu dịch cho những hàng hóa sản phẩm sản xuất trong nước để các DN này có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, tao thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Bên cạnh đó, miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải,… Sẽ tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, công nghệ cho các DNNVV; tăng cường các biện pháp chống buôn lậu sẽ góp phần bảo hộ sản xuất trong nước, tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các DN. Ngăn chặn được tình trạng buôn lậu tràn lan như hiện nay sẽ giúp cho các DNNVV tăng cường khả năng cạnh tranh, đủ sức đứng vững trên thị trường.

d. Cần giải quyết các vướng mắc về thuế của DNNVV:

Hiện nay các DNNVV của Tỉnh Vĩnh Long có một số vướng mắc cần được quan tâm giải quyết:

- Cần xem lại việc nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất:

Rất nhiều chủ đầu tư có ý định mua quyền sử dụng đất nông nghiệp sau đó chuyển mục đích sử dụng xây dựng nhà xưởng để SXKD, với thuế suất chuyển mục đích sử dụng đất 100%, nếu dự án cần vốn đầu tư là cho mua quyền sử dụng đất là 500 triệu đồng, thì chủ đầu tư phải có trên 1 tỷ đồng mới thực hiện được dự án, và rất nhiều nhà đầu tư phải từ bỏ các dự án vì thiếu vốn. Để giải quyết trường hợp này, Tỉnh cần có ý kiến cho phép DN nộp chậm số tiền thuế chuyển mục đích sử dụng đất trong nhiều năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư thực hiện các dự án, có như vậy mới khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn thành lập nhiều DN mới, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần tăng ngân sách và phát triển kinh tế của tỉnh.

- Cần có chính sách hoãn nộp thuế hợp lý đối với những DNNVV khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài theo phương thức bán hàng trả

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính sách tài chính (Trang 69)