Về số lượng

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính sách tài chính (Trang 33)

Sự hình thành và phát triển các DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long cũng như cả nước ta gồm hai loại: DNNVV thuộc khu vực kinh tế nhà nước và DNNVV thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Nếu xét cả 2 tiêu chí là vốn và lao động theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của chính phủ ngày 23/11/2001 về “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”, thì tính đến thời điểm 31/12/2004, tổng số DNNVV của Tỉnh là 1.308 DN, chiếm tỷ lệ 99,77% tổng số DN toàn Tỉnh (1.311 DN), trong đó: DNNN có 7 DN và DN ngoài quốc doanh có 1.301 DN (Xem bảng 2.4).

Bảng 2.4. Bảng thống kê số lượng DNNVV Tỉnh Vĩnh Long đến 31/12/2004

Loại hình Số lượng

- DN nhà nước địa phương quản lý 7

- Công ty cổ phần 23

- Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên 234 - Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 01

- DN tư nhân 1.043

Cộng 1.308

Hiện nay, Tỉnh đang thực hiện cải cách mạnh mẽ khu vực kinh tế nhà nước dưới nhiều hình thức như: cổ phần hóa, chuyển DN về trung ương quản lý, hợp nhất,… do đó số lượng DNNN ngày càng giảm. Đến cuối năm 2004 chỉ còn 7 DNNN so với hơn 19 DN vào năm 2000. Bảy DNNN còn lại đều là DNNVV.

Trong khi đó, với sự khuyến khích của Đảng và nhà nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển mạnh. Năm 1990, cả Tỉnh không có một DN tư nhân nào, thì đến cuối năm 2004 đã có 1.304 DNNQD, trong đó DNNVV là 1.301 chiếm 99,77% tổng số các DNNQD. Đây khu vực cung cấp số lượng DNNVV chủ yếu cho kinh tế của Tỉnh.

Theo số liệu của Cục thống kê Tỉnh, tại thời điểm cuối năm 1999, tổng số DN trên toàn Tỉnh là 604 DN, trong đó có 601 DNNVV chiếm tỷ lệ 99,5%, trong đó: số lượng DNNVV nhà nước có 19 DN. Từ khi Luật doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/2000 đến cuối năm 2004, có 707 DN mới được thành lập, có số vốn trung bình trên dưới 1 tỷ đồng nên hầu hết các DN này cũng có qui mô nhỏ và vừa, nâng tổng số DNNVV của toàn Tỉnh lên 1.308 DN. Nếu xét theo chỉ tiêu lao động dưới 300 người thì DNNVV đạt khoảng 1.298 DN, chiếm tỷ lệ 99,01% tổng số DN.

Như vậy, xét về mặt số lượng thì DN ở Tỉnh Vĩnh Long hầu hết có qui mô nhỏ và vừa, trong đó phần lớn là DNNVV ngoài quốc doanh.

Bảng 2.5: Thống kê số lượng DNNVV giai đoạn 1999-2004

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Số lượng DNNVV 601 679 798 941 1.073 1.308 Tổng số DN trong Tỉnh 604 682 801 944 1.076 1.311 Tỷ trọng DNNVV 99,50% 99,56% 99,62% 99,68% 99,72% 99,77% Tỷ lệ tăng trưởng về số lượng DNNVV 11,2% 13,0% 17,5% 17,9% 14,0% 21,9%

Biểu đồ 3: Quá trình phát triển DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long

Biểu đồ 4: Tỷ lệ tăng trưởng DNNVV Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 1999 - 2004 0 5 10 15 20 25

Tỷ lệ tăng trưởng năm

1999 2000 2001 2002 2003 2004 11,2 13,0 17,5 17,9 14,0 21,9 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1999 2000 2001 2002 2003 2004 N ê Số lượng DNNVV 601 679 798 941 1073 1308

Qua biểu trên ta thấy tốc độ hình thành và phát triển DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 1999-2004 là tương đối nhanh, tăng đều qua các năm (từ 11,2% đến 21,9%), đặc biệt từ năm 2003 đến 2004 đạt tỷ lệ tăng trưởng 21,9%, chủ yếu từ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và các DNNN được cổ phần hóa.

Mặt dù có tốc độ tăng trưởng về số lượng DNNVV khá cao trong thời gian 5 năm, nhưng so với tiềm lực của Tỉnh và so với các Tỉnh lân cận thì số lượng DNNVV hiện có của Tỉnh Vĩnh Long là khá ít.

Số liệu thống kê trên chưa kể 33.754 hộ kinh doanh cá thể đăng ký trên địa bàn Tỉnh tính đến ngày 31/12/2004 theo Nghị Định 02/2000/NĐ-CP của chính phủ về đăng ký kinh doanh ngày 03/02/2000; 54 hợp tác xã, chủ yếu đơn vị kinh tế rất nhỏ, có số vốn dưới 1 tỷ đồng, số lao động dưới 50 người trong công nghiệp và 30 người trong thương mại dịch vụ; và 363 chi nhánh, 21 văn phòng đại diện.

b. Đóng góp cho ngân sách của các DNNVV Tỉnh Vĩnh Long:

Các DNNVV Tỉnh Vĩnh Long đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước của địa phương, năm 2004, tổng số thuế các DNNVV đã nộp vào ngân sách nhà nước là 315.909.964.000 đồng, chiếm tỷ lệ 35,82% tổng thu ngân sách của Tỉnh. Điều đáng lưu ý là với số lượng DNNVV khá lớn nhưng ngân sách của tỉnh lại dựa trên nền tảng số thu từ 3 đơn vị kinh tế: Xổ số kiến thiết Vĩnh Long, Nhà máy thuốc lá Vĩnh Long và dịch vụ quảng cáo của Đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long, như vậy hiện trạng thu ngân sách Tỉnh là không ổn định và bền vững. Do đó, để phát triển mạnh mẽ kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách nhà nước… thì phải hỗ trợ các DNNVV phát triển một cách quyết liệt hơn.

Bảng 2.6. Tình hình nộp thuế của DNNVV Tỉnh Vĩnh Long năm 2004

Đơn vị: đồng

Loại thuế DNNN DN ngoài

nhà nước Cộng

- Thuế TNDN 212.976.000 4.229.753.000 4.442.729.000 - Thuế GTGT 131.821.805.000 23.953.483.000 155.775.288.000

- Thuế TTĐB 154.838.972.000 154.838.972.000

- Thuế môn bài 426.175.000 268.090.000 694.265.000

- Phạt 11.009.000 147.701.000 158.710.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng cộng 287.310.937.000 28.599.027.000 315.909.964.000

(Nguồn: Báo cáo số thu thuế năm 2004, Cục Thuế Vĩnh Long)

c. Về lao động:

DNNVV là nhân tố quan trọng thu hút một lực lượng lao động khá đông trong và ngoài Tỉnh. Theo số liệu Cục thống kê Tỉnh Vĩnh Long: Năm 2001, DNNVV đã sử dụng 76.098 lao động bằng 13,52% tổng số lao động trong các ngành kinh tế của Tỉnh; đến ngày 1/7/2004, DNNVV thu hút khoảng 94.587 lao động, chiếm 17,01% tổng số lao động trong các ngành kinh tế của Tỉnh. Như vậy, chỉ trong vòng 4 năm phát triển, DNNVV đã tạo thêm việc làm cho 18.489 lao động trong và ngoài Tỉnh, tỷ lệ tăng 24,30%.

Bảng 2.7. Tỷ trọng lao động của DNNVV so với toàn ngành năm 2004

Ngành kinh tế Số lượng lao động toàn ngành Số lượng lao động tại các DNNVV Tỷ trọng lao động của DNNVV so với toàn ngành - Nông nghiệp, thủy sản 406.738 4.866 1,20 % - Công nghiệp, xây dựng 57.815 24.364 42,14 %

- Thương mại 57.516 42.194 73,36 %

- Dịch vụ 33.972 23.163 68,18 %

Tổng cộng 556.041 94.587 17,01%

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

đối với DN trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long–UBND Tỉnh Vĩnh Long–Tháng 1/2005, Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh Long năm 2004)

Biểu đồ 5: Tỷ trọng lao động trong DNNVV so với toàn ngành của Tỉnh Vĩnh Long năm 2004

0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 Tỷ trọng DNNVV

Dịch vụ Thương mại Công nghiệp, xây dựng Nông nghiệp, thủy sản

68,18%

42,16% 1,20%

Biểu đồ trên cho thấy: Trong ngành thương nghiệp - dịch vụ, lao động trong các DNNVV chiếm đa số số lượng lao động của toàn ngành (Thương mại 73,36%; dịch vụ 68,18%); công nghiệp - xây dựng, lao động trong DNNVV cũng chiếm 42,16%; tỷ trọng lao động trong DNVVV ngành nông nghiệp so với toàn ngành thấp 1,20% nguyên nhân do phần lớn lao động nông nghiệp tập trung ở các hộ kinh tế cá thể không là đối tượng xem xét của đề tài này. Sự lớn mạnh của các DNNVV đặc biệt là DNNVV ngoài quốc doanh đang thể hiện là nơi giải quyết việc làm cho người lao động một cách hiệu quả nhất, hạn chế tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư trong Tỉnh.

Trình độ tay nghề của người lao động: Trình độ tay nghề của người lao động trong các DNNVV là một điều đáng báo động. Điều tra năm 2003 ở các DNNVV ngoài nhà nước cho biết trong số người đang làm việc có trình độ chuyên môn kỹ cao đẳng, đại học chiếm 4,83%, trung học chuyên nghiệp 4,99%, công nhân kỹ thuật nhân viên nghiệp vụ chiếm 7,42% và lao động phổ thông chiếm 82,76%. Đối với số lao động có tay nghề, hầu hết được đào tạo theo các chương trình đã lạc hậu nên khả năng tiếp nhận và vận hành thiết bị công nghệ tiên tiến còn hạn chế.

Bảng 2.8. Trình độ lao động đang làm việc trong các DNNVV ngoài nhà nước năm 2003

Chia theo loại hình Tổng số Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH ngoài nhà nước Công ty cổ phần không có vốn NN Tổng số 10.255 7.167 3.065 23 - Tiến sĩ - - - - - Thạc sĩ 2 1 1 - - Đại học 297 127 168 2 - Cao đẳng 195 52 140 3

- Trung học chuyên nghiệp 512 301 210 1 - CNKT,nhân viên nghiệp vụ 781 530 247 4 - Trình độ khác 8.468 6.156 2.299 13 (Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Vĩnh Long, năm 2004)

Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động trong các DNNVV nhìn chung còn thấp, không ít người chưa tốt nghiệp tiểu học hoặc mới qua tiểu học:

Bảng 2.9. Trình độ văn hóa của lao động đang làm việc trong các DNNVV năm 2003 Nông, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ Tổng

- Chưa tốt nghiệp tiểu học 2,59 12,61 3,73 9,32 - Tốt nghiệp tiểu học 10,63 25,61 13,18 20,03 - Tốt nghiệp phổ thông CS 20,40 33,02 21,12 28,45 - Tốt nghiệp phổ thông TH 66,38 28,39 61,67 41,60

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Quy hoạch mạng lưới dạy nghề Tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2002 – 2010)

Trình độ quản lý: Chậm được đổi mới, đội ngũ giám đốc, chủ DNNVV đều do cá nhân người có vốn hoặc có đóng góp vốn nhiều nhất nắm giữ. Việc thuê giám đốc còn là một điều xa lạ. Trình độ thực tế của chủ doanh nghiệp, giám đốc DNNVV 2003 như sau:

Bảng 2.10. Trình độ của chủ DN, giám đốc DNNVV Tỉnh Vĩnh Long năm 2003

Chia theo loại hình Tổng số Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH ngoài nhà nước Công ty cổ phần không có vốn nhà nước Tổng số 691 617 72 2 - Tiến sĩ - - - - - Thạc sĩ - - - - - Đại học 59 25 34 - - Cao đẳng 23 20 3 -

- Trung học chuyên nghiệp 42 35 7 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- CNKT,nhân viên nghiệp vụ 86 84 2 -

- Trình độ khác 481 453 26 2

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Vĩnh Long, năm 2004)

Trình độ hiểu biết về tập quán buôn bán quốc tế, ngoại ngữ, trình độ quản lý còn yếu. Ít có những cán bộ giỏi, công nhân có tay nghề bậc cao để điều hành quản lý và tổ chức SXKD. Chưa có sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp theo tiêu chuẩn của hội nhập. Quản lý SXKD chủ yếu là theo kinh nghiệm truyền thống và mang tính chất gia đình và chưa có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động Marketing.

Bên cạnh đó việc chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực làm công tác kinh tế đối ngoại của các DNNVV hầu như chưa có, chưa có các dự tính lâu dài để đáp ứng cho nhu cầu hội nhập. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính cạnh tranh thấp trong hợp tác kinh tế, làm ăn với nước ngoài.

d. Về Vốn:

Như đã đề cấp ở phần trên, số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số DN của toàn Tỉnh từ 99,5% đến 99,77%, do đó tổng số vốn của DNNVV cũng chiếm tỷ lệ khá lớn 94,82%. Tuy nhiên số DNNVV có vốn dưới 10 tỷ đồng là 1.272 DN chiếm tỷ lệ 97,25% tổng số DNNVV, trong đó có 1.043 DN tư nhân có vốn trên dưới 500 triệu đồng, vốn bình quân của 1 DNNVV là 1.316.597.248 đồng. Điều này cho thấy qui mô về vốn của DNNVV rất nhỏ, mức độ thu hút vốn vào SXKD của DNNVV còn thấp, phản ánh các DNNVV nhìn chung đều gặp khó khăn do thiếu vốn để mở rộng SXKD (Xem Bảng 2.12.)

Theo kết quả điều tra của Chương trình phát triển dự án sông Mê Kông (MPDF), trong đó có Tỉnh Vĩnh Long; có 53% số giám đốc DN được hỏi xác định không tìm được vốn đầu tư là khó khăn hàng đầu trong 3 vấn đề khó khăn nhất mà DN phải đối mặt. Đối với Vĩnh Long, có đến 80% số DNNVV gặp phải khó khăn đầu tiên là về vốn.

Bảng 2.11. Tình hình vốn của các DNNVV Tỉnh Vĩnh Long đến 31/12/2004

Loại hình doanh nghiệp

Số lượng DN Tổng vốn (đồng) Vốn bình quân/DN (đồng) DN nhà nước địa phương quản lý 7 69.370.000.000 9.910.000.000 Công ty cổ phần 23 335.220.400.000 14.574.800.000 Công ty TNHH 2 thành viên 234 733.392.800.000 3.134.157.265 Công ty TNHH 1 thành viên 1 14.322.000.000 14.322.000.000

DN tư nhân 1.043 569.804.000.000 546.312.560

Cộng 1.308 1.722.109.200.000 1.316.597.248

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với DN trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long – UBND Tỉnh Vĩnh Long – Tháng 1/2005)

Bảng 2.12. Những hạn chế chủ yếu đối với DNNVV theo xác định của các giám đốc

Không tìm được vốn đầu tư Thiếu thông tin Thiếu vốn lưu động Khủng hoảng kinh tế Đông Á Chính sách của chính phủ không rõ ràng 53% 41% 39% 19% 16%

(Nguồn: Chuyên đề nghiên cứu kinh tề tư nhân số 8 – MPDF)

Trong cuộc điều tra 691 DNNVV ngoài quốc doanh do Hiệp hội công thương Tỉnh Vĩnh Long tiến hành vào quí IV/2003 cho thấy xét về cơ cấu vốn, các DNNQD chủ yếu vẫn dựa vào nội lực của mình. Họ thường bắt đầu công việc kinh doanh và mở rộng qui mô hoạt động bằng vốn tự có và các nguồn tín dụng không chính thức (vay mượn từ người thân, bạn bè…). Số DN tiếp cận được với các nguồn tín dụng là không nhiều. Đặc biệt là việc đầu tư phát triển của các DN tư nhân bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước gần như không có, nguyên nhân chính là do Tỉnh chưa có những hỗ trợ tích cực trong việc cho vay vốn để phát triển SXKD; mặt khác các DN vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng các chiến lược đầu tư lâu dài, chưa mạnh dạn thực hiện những dự án mang tính đột phá vào các ngành then chốt có khả năng sinh lợi cao. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các DNNVV, đặc biệt là DN tư nhân.

e. Về công nghệ:

Mặc dù chiếm tỷ trọng khá lớn, nhưng trình độ công nghệ và thiết bị của các DNNVV của Tỉnh nhìn chung là thấp.

Một số rất ít các DNNVV trên địa bàn Tỉnh có trình độ kỹ thuật tương đối tiên tiến như: Công ty cổ phần dược phẩm, chế biến thủy sản, cấp nước, phân bón lá, dầu nhờn, còn lại các doanh nghiệp khác có trang bị công nghệ lạc hậu, thậm chí thủ công hoặc bán thủ công. Ý kiến chủ quan của đa số

các giám đốc, chủ doanh nghiệp ngoài Nhà nước tự đánh giá về trình độ trang bị công nghệ của doanh nghiệp mình trong bối cảnh chưa hội nhập kinh tế quốc tế chỉ ở mức trung bình.

Đánh giá khách quan trang bị công nghệ của các DNNVV trên địa bàn Tỉnh cũng lạc hậu so với thế giới từ 30 - 40 năm và lạc hậu so với các vùng trọng điểm phát triển trong nước 10 - 20 năm. Thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, trang bị công nghệ - yếu tố chủ yếu quyết định thành công trong cạnh tranh là một bài toán đòi hỏi lời giải đáp không chỉ ở các doanh nghiệp mà cả các cơ quan quản lý Nhà nước, nhà khoa học…

Bảng 2.13. Trình độ công nghệ của các DNNVV Tỉnh Vĩnh Long năm 2003 Ngành khai thác mỏ Công nghệ chế biến Sản xuất và phân phối điện

nước

Số doanh nghiệp 4 202 1

1. Phân loại trình độ công nghệ:

- Tiên tiến - 15 -

- Trung bình 3 152 1

- Dưới trình độ trung bình - 5 - 2. Năm sản xuất của máy móc thiết bị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính sách tài chính (Trang 33)