Kết hợp đồng bộ các giải pháp tài chính với các công cụ quản lý vĩ mô

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính sách tài chính (Trang 91)

f. Hỗ trợ về công nghệ và đào tạo

3.4.2.Kết hợp đồng bộ các giải pháp tài chính với các công cụ quản lý vĩ mô

Để thực hiện các giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV cần kết hợp đồng bộ việc thực hiện các công cụ quản lý vĩ mô khác như hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, xây dựng chiến lược phát triển và tăng cường kiểm tra giám sát .

Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý đầy đủ để khuyến khích và bảo vệ các DNNVV. Ngoài việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật nói chung, cần ban hành các văn bản quy định các tiêu thức, quyền và nghĩa vụ các DNNVV để làm căn cứ thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV. Mặt khác, cần ban hành Luật cạnh tranh và chống độc quyền để thực hiện cạnh tranh lành mạnh và đồng thời là căn cứ quan trọng để xem xét, hỗ trợ cho các DNNVV vượt qua khó khăn, tăng cường khả năng cạnh tranh.

Tỉnh cần xây dựng chiến lược phát triển DNNVV và chương trình tổng thể hỗ trợ phát triển DNNVV làm cơ sở để xây dựng chính sách, phối hợp đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV và đặc biệt là phối hợp với các chương trình, công cụ vĩ mô khác để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh giai đoạn 2005 - 2010.

Bên cạnh đó, các giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV chỉ đưa lại hiệu quả thực sự khi đánh giá đúng đắn tình hình SXKD và tình hình tài chính của các DNNVV. Vì vậy cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các DN trong việc thực hiện pháp luật, trong đó cần có cơ chế, chính sách bắt buộc các DN thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê của Nhà nước .Thành lập cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức đại diện của DNNVV:

Thực hiện Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ “Về trợ giúp phát triển DNNVV”, chúng tôi kiến nghị Tỉnh cần chuẩn bị nhân sự thành lập các tổ chức xúc tiến hỗ trợ DNNVV như: Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV, Chi cục phát triển DNNVV, Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV. Chi cục phát triển DNNVV là đơn vị trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư để giúp giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xúc tiến phát triển DNNVV; Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV làm nhiệm vụ tư vấn cho UBND Tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DNNVV; Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV thuộc Chi cục phát triển DNNVV là đơn vị sự nghiệp có thu, có chức năng tư vấn cho Chi cục phát triển DNNVV là đầu mối tư vấn về công nghệ và kỹ thuật, cải tiến trang thiết bị, hướng dẫn quản lý kỹ thuật và bảo dưỡng trang thiết bị, tạo điều kiện tiếp cận công nghệ trang thiết bị mới cho các DNNVV.

Bên cạnh đó, Tỉnh cần khuyến khích việc thành lập và củng cố các tổ chức trợ giúp DNNVV thuộc các cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp như: Hội ngành nghề thủy sản, Hội SXKD ngành trái cây, Hội SXKD gốm mỹ nghệ, Câu lạc bộ DN trẻ,… nhằm thực hiện các chương trình trợ giúp một cách thiết thực và có hiệu quả.

Các cơ quan hỗ trợ DNNVV ở tỉnh sẽ đóng vai là cầu nối giữa DN và các cơ quan nhà nước ở địa phương, phản ứng nhu cầu và nguyện vọng của các DNNVV. Để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và nhu cầu, nguyện vọng của các DN, theo chúng tôi, Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV cần có thêm các thành viên là đại diện của các DNNVV tham gia, để phát huy được tiếng nói của DN trong Hội đồng, thực sự góp phần khuyến khích, hỗ trợ và phát triển DNNVV.

3.4.3. Các điều kiện khác:

Cùng với việc xây dựng chiến lược phát triển các DNNVV làm cơ sở cho việc cụ thể hóa thành hệ thống đồng bộ các chính sách và cơ chế quản lý, hỗ trợ DNNVV, Tỉnh cần có những chương trình tuyên truyền phổ biến sâu

kiến thức quản trị DN, pháp luật tài chính, kế toán để học có đủ khả năng đứng vững trong cơ chế thị trường và tiếp thu tốt các chương trình tài trợ, ưu đãi của Nhà nước .

Cần phải cụ thể hóa, hoàn thiện Luật DN, Luật phá sản, Luật khuyến khích đầu tư trong nước… cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tuy Luật DN mới ra đời và đã có những bước hoàn chỉnh nhất định, tạo sự thông thóang cho việc thành lập và hoạt động SXKD nhưng hiện nay đã bộc lộ những thiếu sót của nó như: thiếu chế tài thành lập DN và quản lý hoạt động của DN sau đăng ký, về hướng dẫn thực hiện còn nhiều chỗ trùng lặp, mâu thuẫn cần hoàn thiện thêm đảm bảo vừa khuyến khích kinh doanh vừa có sự kiểm soát của Nhà nước .

Về mặt bằng kinh doanh, cần cụ thể hóa các chính sách đất đai tạo thuận lợi cho việc thuê, mua đất giải quyết mặt bằng SXKD. Tỉnh cần có những biện pháp nghiêm ngặt để đấu tranh chống các hành vi trái pháp luật của các DNNVV đặc biệt là trốn thuế, buôn lậu, lừa đảo trong kinh doanh, tàn phá tài nguyên, môi trường. Đồng thời ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong các cơ quan quản lý gây khó khăn cho hoạt động lành mạnh của các DN, xóa hẳn các lệ phí do địa phương tự đặt ra.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở rộng khắp, từ thành thị đến nông thôn, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của DN, đặc biệt là hệ thống giao thông, năng lượng, thông tin. Hình thành những dự án, những chương trình nhằm gắn kết các DNNVV, qua đó Tỉnh gọi vốn nước ngoài đầu tư hỗ trợ tập trung có trọng điểm, tránh dàn trải.

Việc tạo lập và mở rộng thị trường cho DNNVV, tránh nhiệm chính là ở các DN. Các DNNVV phải tập trung vốn đổi mới công nghệ, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm thì mới mong cạnh tranh được trên thị trường kể cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng phải có chính sách, cơ chế hỗ trợ về thị trường cho các DNNVV. Tỉnh sẽ định hướng thị trường trong nước và khơi thông thị trường ngoài nước thông qua hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc ký kết các hợp đồng trao đổi mua bán sẽ tạo

điều kiện cho các DN thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách thuận lợi hơn. Ngoài ra, các DNNVV cần phải phát triển hợp tác với các DN lớn để mở rộng thị trường. Việc tìm các thị trường “ngách” - đó là thị trường mà các DN lớn không muốn đảm nhận do sản lượng ít, không có nhu cầu thường xuyên hoặc thị trường mà DN lớn chưa kịp đầu tư - là vấn đề DNNVV cần đặc biệt quan tâm.

Việc phát triển DNNVV còn phụ thuộc vào các biện pháp được thực hiện trong nội bộ DN Trong điều kiện hiện nay, các DNNVV cần thực hiện các biện pháp sau :

- Xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh hợp lý trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Có chiến lược kinh doanh đúng đắn là DN đã thành công một nửa trong quá trình hoạt động SXKD của mình.

- Nâng cao năng lực về vốn cho các DNNVV: Các DN phải tăng tốc độ luân chuyển các loại vốn, muốn vậy phải đổi mới phương thức thanh toán, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; lựa chọn phương thức khấu hao tài sản cố định thích hợp; nên thực hiện đa dạng hóa các loại hình huy động vốn, đặc biệt là vốn nhàn rỗi trong dân cư.

- Các DNNVV cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và Marketing. Muốn vậy, DN phải đầu tư tìm hiểu tập tính và thị hiếu của người tiêu dùng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, hiệu quả hơn. Việc lập bộ phận Marketing là rất cần thiết cho mỗi DN.

Kết luận:

Qua phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến khó khăn hiện nay của các DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long và các chính sách hỗ trợ của Tỉnh đối với DNNVV, đặc biệt là các chính sách tài chính; chúng tôi kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của các DNNVV và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của Tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả của các chính sách hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi để DNNVV phát huy vai trò to lớn của mình đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Tỉnh Vĩnh

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của Tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt là trong việc giải quyết công ăn, việc làm và thúc đẩy cạnh tranh. Kinh tế của Tỉnh không thể tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững nếu không có sự phát triển của DNNVV. Một cơ chế hợp lý nhằm tạo ra sự hợp tác, liên kết có hiệu quả giữa các DN có quy mô lớn và các DN có quy mô nhỏ và vừa góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỉnh Vĩnh Long.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh với những ưu thế và hạn chế nhất định nên khó có thể phát triển nhanh và bền vững nếu thiếu sự hỗ trợ của chính quyền Tỉnh. Vì vậy, để phát huy vai trò tích cực của DNNVV trong phát triển kinh tế của Tỉnh thì nhất thiết phải có sự định hướng, hỗ trợ trong quá trình phát triển. Trong các chính sách hỗ trợ thì chính sách, cơ chế tài chính là những công cụ quan trọng và hiệu quả để khuyến khích, định hướng và hỗ trợ phát triển DNNVV.

Từ việc phân tích tình hình thực tế của các DNNVV của Tỉnh Vĩnh Long và nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước, chúng tôi đưa ra một số giải pháp tài chính khuyến khích và định hướng phát triển DNNVV của Tỉnh như: hoàn thiện chính sách tài chính, tín dụng; chính sách đầu tư; chính sách xuất nhập khẩu; chính sách công nghệ và đào tạo… nhằm tạo điều kiện cho các DN tăng được khả năng tích lũy và mở rộng khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, giúp DNNVV khắc phục được những khó khăn đang phải đối đầu để tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững.

Tuy nhiên, để những chính sách này mang lại hiệu quả cao thì các chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh cần phải được hoàn thiện để làm nền tảng vững chắc không chỉ cho sự phát triển của DNNVV mà còn cho sự phát triển của các thành phần kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách chuyên khảo:

1. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản thống kê;

2. Xúc tiến xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Năm 2003, Nhà xuất bản lao động;

3. Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, Dự án MPI, Hà nội, 08//1999; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Về doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản lao động - xã hội, Hà nội, 2002;

5. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê, 1998;

6. Tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Viện khoa học tài chính, Hà nội, năm 2002;

7. Giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020, Nguyễn Thị Dung, PGS.TS Võ Thanh Thu.

8. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng CSVN Tỉnh Vĩnh Long lần thứ VI, năm 2001.

9. Báo cáo quy haọch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2010, UBND Tỉh Vĩnh Long, 12/2002.

10.Vĩnh Long 25 năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, UBND Tỉnh Vĩnh Long, năm 2000;

11. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long, UBND Tỉnh Vĩnh Long, 1/2005.

12. Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh Long, từ năm 2000-2004.

13. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Vĩnh Long, Hội hội công thương Tỉnh Vĩnh Long, năm 2004;

15. Nghiên cứu xây dựng chiến lược, đề xuất giải pháp thực hiện chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2003-2010; Sở Khoa học & công nghệ Vĩnh Long & Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM, 2004; 16. Nghiên cứu xây dựng mô hình hội ngành nghề sản xuất kinh doanh phục

vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long, Sở Thương mai & Du lịch, năm 2003;

17. Báo cáo 5 năm hoạt động của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Tỉnh Vĩnh Long, 11/2004;

18.Báo cáo tổng kết năm 2004 của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng của Tỉnh Vĩnh Long, năm 2004.

Báo, tạp chí, Internet:

19.GS.TS. Dương Thị Bình Minh và TS Vũ Thị Minh Hằng, Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh và sự hỗ trợ tín dụng cho DNNVV ở Việt Nam, tạp chí ngân hàng, số 12 năm 2002;

20.Vũ Bá Định, Chính sách huy động vốn đối với các DNNVV, tạp chí phát triển kinh tế – Internet;

21.Ths. Trương Quang Hùng, Định chế tài chính cho sự phát triển các DNNVV khu vực tư nhân khía cạnh về lý thuyết, Tạp chí phát triển kinh tế – Internet;

22.Nguyễn Đăng Nam, Khuyến khích và tạo điểu kiện cho các DNNVV ở Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán, Thời báo tài chính, Tháng 02/2002 ;

23.Hiếu Hỉ, Để quỹ bảo lãnh tín dụng các DNNVV ở địa phương sớm đi vào hoạt động, Tạp chính Ngân hàng, số 11 năm 2003.

Phụ lục 1:

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2000-2004

TT CHỈ TIÊU Đ V T 2000 2001 2002 2003 2004 1. Dân số trung bình 1000 người 1.014 1.020 1.030 1.039 1.045 2. Lao động đang làm việc trong các ngành KTQD 1000 người 549 563 582 578 590 3. Tổng SP trên địa bàn (GDP) Tỷ đồng 4.322 4.602 5.153 5.619 6.752

4. Tổng thu NS trên địa

bàn Tỷ đồng 470 524 557 666 882 5. Tổng chi NS địa phương Tỷ đồng 572 646 750 894 944 6. Giá trị SX công nghiệp Tỷ đồng 921 1.022 1.174 1.383 1.660 7. Tổng mức bán lẻ hàng hóa XH Tỷ đồng 2.732 3.037 3.345 3.928 4.637 8. Kim ngạch XK và DV thu ngoại tệ Triệu USD 67,52 56,26 42,24 81,73 94,23 9. Kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 10,3 6,24 12,55 12,35 15,99

10. Vốn đầu tư phát triển

trên địa bàn Tỷ đồng 1.607 1.626 1.828 1.939 2.275

Phụ lục 2:CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2000-2004

ĐVT: %

T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

T CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004

1 Dân số trung bình 100,23 100,62 100,90 100,90 100,57

2 Lao động đang làm việc trong

các ngành KTQD 102,81 102,46 103,32 … 101,99

3 Tổng sản phẩm trong tỉnh

(Giá so sánh 94) 106,68 106,33 107,95 108,24 109,63 4 Tổng thu NS trên địa bàn 111,89 111,46 106,13 119,70 132,44 5 Tổng chi NS địa phương 113,82 112,77 116,25 119,16 105,59 6 Giá trị SX công nghiệp 117,25 110,94 114,88 117,76 120,08 7 Tổng mức bán lẻ

8 Kim ngạch XK và DV thu

ngoại tệ 60,24 83,33 75,07 193,49 115,30

9 Kim ngạch nhập khẩu 49,26 60,50 201,32 98,35 129,53

10 Khối lượng hàng hóa luân

chuyển 107,29 103,56 103,65 104,94 117,12

Phụ lục 3:MỘT SỐ TỶ LỆ CỦA CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2000-2004

T

T CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004

1

Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân

theo khu vực kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 - Khu vực I % 59,20 57,53 57,19 54,84 54,76 - Khu vực II % 11,93 12,55 12,68 14,00 14,62 - Khu vực III % 28,87 29,92 30,13 31,16 30,62

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính sách tài chính (Trang 91)