Về lao động

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính sách tài chính (Trang 37 - 42)

DNNVV là nhân tố quan trọng thu hút một lực lượng lao động khá đông trong và ngoài Tỉnh. Theo số liệu Cục thống kê Tỉnh Vĩnh Long: Năm 2001, DNNVV đã sử dụng 76.098 lao động bằng 13,52% tổng số lao động trong các ngành kinh tế của Tỉnh; đến ngày 1/7/2004, DNNVV thu hút khoảng 94.587 lao động, chiếm 17,01% tổng số lao động trong các ngành kinh tế của Tỉnh. Như vậy, chỉ trong vòng 4 năm phát triển, DNNVV đã tạo thêm việc làm cho 18.489 lao động trong và ngoài Tỉnh, tỷ lệ tăng 24,30%.

Bảng 2.7. Tỷ trọng lao động của DNNVV so với toàn ngành năm 2004

Ngành kinh tế Số lượng lao động toàn ngành Số lượng lao động tại các DNNVV Tỷ trọng lao động của DNNVV so với toàn ngành - Nông nghiệp, thủy sản 406.738 4.866 1,20 % - Công nghiệp, xây dựng 57.815 24.364 42,14 %

- Thương mại 57.516 42.194 73,36 %

- Dịch vụ 33.972 23.163 68,18 %

Tổng cộng 556.041 94.587 17,01%

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

đối với DN trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long–UBND Tỉnh Vĩnh Long–Tháng 1/2005, Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh Long năm 2004)

Biểu đồ 5: Tỷ trọng lao động trong DNNVV so với toàn ngành của Tỉnh Vĩnh Long năm 2004

0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 Tỷ trọng DNNVV

Dịch vụ Thương mại Công nghiệp, xây dựng Nông nghiệp, thủy sản

68,18%

42,16% 1,20%

Biểu đồ trên cho thấy: Trong ngành thương nghiệp - dịch vụ, lao động trong các DNNVV chiếm đa số số lượng lao động của toàn ngành (Thương mại 73,36%; dịch vụ 68,18%); công nghiệp - xây dựng, lao động trong DNNVV cũng chiếm 42,16%; tỷ trọng lao động trong DNVVV ngành nông nghiệp so với toàn ngành thấp 1,20% nguyên nhân do phần lớn lao động nông nghiệp tập trung ở các hộ kinh tế cá thể không là đối tượng xem xét của đề tài này. Sự lớn mạnh của các DNNVV đặc biệt là DNNVV ngoài quốc doanh đang thể hiện là nơi giải quyết việc làm cho người lao động một cách hiệu quả nhất, hạn chế tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư trong Tỉnh.

Trình độ tay nghề của người lao động: Trình độ tay nghề của người lao động trong các DNNVV là một điều đáng báo động. Điều tra năm 2003 ở các DNNVV ngoài nhà nước cho biết trong số người đang làm việc có trình độ chuyên môn kỹ cao đẳng, đại học chiếm 4,83%, trung học chuyên nghiệp 4,99%, công nhân kỹ thuật nhân viên nghiệp vụ chiếm 7,42% và lao động phổ thông chiếm 82,76%. Đối với số lao động có tay nghề, hầu hết được đào tạo theo các chương trình đã lạc hậu nên khả năng tiếp nhận và vận hành thiết bị công nghệ tiên tiến còn hạn chế.

Bảng 2.8. Trình độ lao động đang làm việc trong các DNNVV ngoài nhà nước năm 2003

Chia theo loại hình Tổng số Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH ngoài nhà nước Công ty cổ phần không có vốn NN Tổng số 10.255 7.167 3.065 23 - Tiến sĩ - - - - - Thạc sĩ 2 1 1 - - Đại học 297 127 168 2 - Cao đẳng 195 52 140 3

- Trung học chuyên nghiệp 512 301 210 1 - CNKT,nhân viên nghiệp vụ 781 530 247 4 - Trình độ khác 8.468 6.156 2.299 13 (Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Vĩnh Long, năm 2004)

Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động trong các DNNVV nhìn chung còn thấp, không ít người chưa tốt nghiệp tiểu học hoặc mới qua tiểu học:

Bảng 2.9. Trình độ văn hóa của lao động đang làm việc trong các DNNVV năm 2003 Nông, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ Tổng

- Chưa tốt nghiệp tiểu học 2,59 12,61 3,73 9,32 - Tốt nghiệp tiểu học 10,63 25,61 13,18 20,03 - Tốt nghiệp phổ thông CS 20,40 33,02 21,12 28,45 - Tốt nghiệp phổ thông TH 66,38 28,39 61,67 41,60

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Quy hoạch mạng lưới dạy nghề Tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2002 – 2010)

Trình độ quản lý: Chậm được đổi mới, đội ngũ giám đốc, chủ DNNVV đều do cá nhân người có vốn hoặc có đóng góp vốn nhiều nhất nắm giữ. Việc thuê giám đốc còn là một điều xa lạ. Trình độ thực tế của chủ doanh nghiệp, giám đốc DNNVV 2003 như sau:

Bảng 2.10. Trình độ của chủ DN, giám đốc DNNVV Tỉnh Vĩnh Long năm 2003

Chia theo loại hình Tổng số Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH ngoài nhà nước Công ty cổ phần không có vốn nhà nước Tổng số 691 617 72 2 - Tiến sĩ - - - - - Thạc sĩ - - - - - Đại học 59 25 34 - - Cao đẳng 23 20 3 -

- Trung học chuyên nghiệp 42 35 7 -

- CNKT,nhân viên nghiệp vụ 86 84 2 -

- Trình độ khác 481 453 26 2

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Vĩnh Long, năm 2004)

Trình độ hiểu biết về tập quán buôn bán quốc tế, ngoại ngữ, trình độ quản lý còn yếu. Ít có những cán bộ giỏi, công nhân có tay nghề bậc cao để điều hành quản lý và tổ chức SXKD. Chưa có sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp theo tiêu chuẩn của hội nhập. Quản lý SXKD chủ yếu là theo kinh nghiệm truyền thống và mang tính chất gia đình và chưa có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động Marketing. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó việc chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực làm công tác kinh tế đối ngoại của các DNNVV hầu như chưa có, chưa có các dự tính lâu dài để đáp ứng cho nhu cầu hội nhập. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính cạnh tranh thấp trong hợp tác kinh tế, làm ăn với nước ngoài.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính sách tài chính (Trang 37 - 42)