Thực trạng về chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính sách tài chính (Trang 62 - 63)

g. Thiếu cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ của nhà nước

2.3.4.Thực trạng về chính sách đầu tư

Lâu nay, phần lớn DNNVV của Tỉnh Vĩnh Long tập trung đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và công nghiệp chế biến hàng nông sản, thủy sản, còn lĩnh vực công nghiệp khác thì quá ít. Điều đó thể hiện tâm lý của người

khuyến khích đầu tư vào công nghiệp, nhất là phát triển sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, chế biến nông, thuỷ sản… rất cần được chú trọng.

Tỉnh đã ban hành nhiều qui định về chính sách khuyến khích đầu tư như: Quyết định 58/2001/QĐ-UB ngày 19/3/2001 của UBND tỉnh “V/v phê duyệt đơn giá cho thuê đất thô kể cả mặt nước của khu công nghiệp Bình Minh”, Quyết định 2.401/2002/QĐ-UB ngày 2/7/2002 của UBND tỉnh “V/v ban hành qui chế ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào tuyến công nghiệp Cổ Chiên, Khu công nghiệp Hòa Phú”, Quyết định 2.642/2003/QĐ-UB ngày 19/8/2003 của UBND tỉnh “V/v qui định chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư của Tỉnh Vĩnh Long”, … các chính sách này đã có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư vào Tỉnh Vĩnh Long.

Thời gian gần đây tình hình xúc tiến đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh đã phê duyệt và ban hành danh mục 56 dự án kêu gọi đầu tư, bao gồm các lĩnh vực phát triển thương mại, du lịch, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, y tế, giáo dục,… Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện kêu gọi đầu tư theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Đến cuối năm 2004, đã hoàn thành 25 báo cáo dự án kêu gọi đầu tư, thực hiện kêu gọi được 16 dự án, với tổng vốn đăng ký khoảng 1.200 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính sách tài chính (Trang 62 - 63)