Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của TỉnhVĩnh Long

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính sách tài chính (Trang 28)

2.1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH LONG: VĨNH LONG:

Là Tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long, Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.472,04 km2, chiếm 0,44% diện tích cả nước, nhỏ nhất Đồng bằng Sông Cửu Long và dân số trên 1 triệu người chiếm 1,3% dân số cả nước. Phía đông nam giáp Tỉnh Trà Vinh, phía tây nam giáp Tp.Cần Thơ, phía tây bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp và phía đông bắc Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

Năm giữa sông Tiền Giang và Hậu Giang là hai cửa ngõ đổ ra biển rất thuận lợi của Vĩnh Long và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Vĩnh Long có quốc lộ 1 chạy qua, có Cầu Mỹ Thuận vừa xây dựng xong, cầu Cần Thơ chuẩn bị xây dựng, có quốc lộ 53, 54, 57 nối với Tỉnh Trà Vinh và Đồng Tháp cùng với giao thông đường thủy khá thuận lợi nối liền Vĩnh Long với các Tỉnh trong vùng và cả nước, tạo cho Vĩnh Long có một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng. Nằm trong vùnh ảnh hưởng của vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía nam và giữa 2 thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, tạo cho Vĩnh Long có lợi thế trong giao lưu kinh tế, mở rộng thi trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tư, song đó cũng là những thách thức lớn trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút nhân tài và chiếm lĩnh thị trường trong vùng.

Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ, nước ngọt quanh năm phù hợp với các loại cây trồng nhiệt đới. Tài nguyên khoáng sản không đáng kể, toàn bộ khoáng sản ở Tỉnh hầu như tập trung vào nguồn đất sét cho sản xuất vật liệu xây dựng, gốm mỹ nghệ và cát sông cho san lấp mặt bằng xây dựng.

Kinh tế của Tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và có đầy đủ các thành phần kinh tế hoạt động trong các ngành sản xuất. Tham gia của khu vực kinh tế nhà nước trong GDP chiếm tỷ trọng thấp, khu vực kinh tế tư nhân và cá thể phát triển khá nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong GDP.

Bảng 2.1: GDP của Tỉnh Vĩnh Long theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế năm 2003, 2004

Năm 2003 Năm 2004 Thành phần kinh tế GDP (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) GDP (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. Khu vực kinh tế trong nước: 5.556.996 99,67 6.745.637 99,91 - Nhà nước: 1.005.155 18,03 1.187.139 17,58 + Trung ương quản lý 291.061 5,22 346.759 5,14 + Địa phương quản lý 714.094 12,81 84.038 1,24

- Tập thể 24.084 0,43 9.255 0,14

- Tư nhân 270.054 4,84 147.520 2,18

- Cá thể 4.257.703 76,37 5.070.723 75,10

2. Khu vực kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài 18.208 0,33 5.904 0,09

Tổng cộng 5.575.204 100,00 6.751.541 100,00

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh Long năm 2004)

Tốc độ tăng trưởng GDP của Tỉnh Vĩnh Long qua 5 năm khá cao, đặc biệt là năm 2004 (9,63%):

Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000-2004

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Bình

quân Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Tỉnh (%) 6,68 6,33 7,95 8,24 9,63 7,77

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh Long năm 2004)

Biểu đồ 1: Quá trình tăng trưởng GDP của Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000-2004

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ; giảm tỷ trọng nông, ngư nghiệp: 0 2 4 6 8 10 12 Năm Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 2000 2001 2002 2003 2004 6,68 6,33 7,95 8,24 9,63

Bảng 2.3. Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2004

Cơ cấu GDP

Theo khu vực kinh tế 2000 2001 2002 2003 2004 1. Nông, ngư nghiệp 59,20 % 57,53 % 57,19 % 54,84 % 54,76 % 2. Công nghiệp, xây dựng 11,93 % 12,55 % 12,68 % 14,00 % 14,62 % 3. Thương mại, dịch vụ 28,87 % 29,92 % 30,13 % 31,16 % 30,62 %

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh Long năm 2004)

Biểu đồ 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh Vĩnh Long sau 5 năm

- Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống, diện tích nông nghiệp 225.916 ha, trong đó diện tích lúa 2-3 vụ/năm là 208.041 ha. Sản lượng lương thực quy ra thóc năm 2000: 942.163 tấn, năm 2001: 912.551 tấn, năm 2002: 965.350 tấn, năm 2003: 938.193 tấn, năm 2004: 965.155 tấn. Các loại sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, thủy sản có: gạo, trái cây (bưởi năm roi, cam sành, quýt…), nấm rơm, tôm, cá basa, cá tra, cá diêu hồng…

- Ngành công nghiệp, xây dựng có giá trị tổng sản lượng tăng đều qua các năm nhưng về tỷ trọng trong GDP còn khá khiêm tốn (14,62% năm

Nông, ngư nghiệp 59,2% Công nghiệp,

xây dựng 11,2% Thương mại, dịch vụ

28,87%

NĂM 2000 Thương mại, dịch vụÏ

30,62% NĂM 2004

Công nghiệp, xây dựng 14,62%

Nông, ngư nghiệp 54,76%

2004), chưa thể hiện rõ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại - dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản. Các ngành hàng chủ lực gồm có: gốm mỹ nghệ, may mặc, giày da, viên nang (Capsule), ống bơm tiêm các loại…

- Ngành thương mại, dịch vụ chủ yếu tiêu dùng nội Tỉnh. Thương mại quốc doanh nắm giữ phân phối một số mặt hàng chiến lược như xăng dầu, sắt thép, xi măng, các loại lúa gạo… còn lại một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác do các DN thuộc các thành phần kinh tế còn lại thực hiện. Du lịch sinh thái là dịch vụ có nhiều tiềm năng của Tỉnh Vĩnh Long.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2000: 67,521 triệu USD, năm 2001: 56,264 triệu USD, năm 2002: 42,238 triệu USD, năm 2003: 81,726 triệu USD, năm 2004: 94,234 triệu USD. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm: gạo, thủy sản đông lạnh, hột vịt muối, hàng thủ công mỹ nghệ, nấm rơm,…

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển đã được xây dựng mới nhiều kể từ khi tái lập Tỉnh Vĩnh Long:

+ Về giao thông đường bộ: có 4 quốc lộ chạy xuyên ngang dọc địa bàn Tỉnh với chiều dài 142,3 km và 3 phà do TW quản lý, tạo điều kiện lưu thông thông suốt. 5 Tỉnh lộ tổng chiều dài 109 km nối liền với quốc lộ và đã xây dựng hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn Tỉnh lộ, 59 đường liên xã tổng chiều dài 417 km.

+ Chương trình điện khí hóa nông thôn có nhu cầu vốn rất lớn nhưng gặp khó khăn do ngân sách địa phương và ngân sách TW cấp còn hạn hẹp; nhiều hệ thống điện đã xây dựng trước đây chưa đảm bảo tiêu chuẩn, chưa phù hợp với quy hoạch nên hầu hết phải cải tạo lại để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

+ Hệ thống thủy lợi tự nhiên theo dòng chảy là chủ yếu; bằng nguồn vốn TW, địa phương và nhân dân đóng góp từng bước thực hiện đắp bờ vùng, xây dựng cống đập khép kín, đã thực sự phục vụ sản xuất từ 2 đến 3 vụ lúa/năm.

- Dân số bình quân năm 2004 là 1.044.898 người, đứng hàng thứ 9/13 Tỉnh thành ĐBSCL, bằng 1,3% dân số cả nước, mật độ dân số 700 người/km2. Thu nhập bình quân đầu người 282 USD/năm. Những năm qua, trình độ dân trí được nâng lên, người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, từng bước giảm được chỉ số nghèo tổng hợp (thu nhập - y tế - giáo dục).

Tóm lại, sự tác động của kinh tế thị trường đã từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Tỉnh Vĩnh Long, nhưng kèm theo đó là sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế diễn ra khốc liệt hơn, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra nhanh hơn, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng rộng hơn.

2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DN NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH VĨNH LONG: 2.2.1. Tình hình phát triển DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long:

a. Về số lượng:

Sự hình thành và phát triển các DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long cũng như cả nước ta gồm hai loại: DNNVV thuộc khu vực kinh tế nhà nước và DNNVV thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Nếu xét cả 2 tiêu chí là vốn và lao động theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của chính phủ ngày 23/11/2001 về “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”, thì tính đến thời điểm 31/12/2004, tổng số DNNVV của Tỉnh là 1.308 DN, chiếm tỷ lệ 99,77% tổng số DN toàn Tỉnh (1.311 DN), trong đó: DNNN có 7 DN và DN ngoài quốc doanh có 1.301 DN (Xem bảng 2.4).

Bảng 2.4. Bảng thống kê số lượng DNNVV Tỉnh Vĩnh Long đến 31/12/2004

Loại hình Số lượng

- DN nhà nước địa phương quản lý 7

- Công ty cổ phần 23

- Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên 234 - Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 01

- DN tư nhân 1.043

Cộng 1.308

Hiện nay, Tỉnh đang thực hiện cải cách mạnh mẽ khu vực kinh tế nhà nước dưới nhiều hình thức như: cổ phần hóa, chuyển DN về trung ương quản lý, hợp nhất,… do đó số lượng DNNN ngày càng giảm. Đến cuối năm 2004 chỉ còn 7 DNNN so với hơn 19 DN vào năm 2000. Bảy DNNN còn lại đều là DNNVV.

Trong khi đó, với sự khuyến khích của Đảng và nhà nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển mạnh. Năm 1990, cả Tỉnh không có một DN tư nhân nào, thì đến cuối năm 2004 đã có 1.304 DNNQD, trong đó DNNVV là 1.301 chiếm 99,77% tổng số các DNNQD. Đây khu vực cung cấp số lượng DNNVV chủ yếu cho kinh tế của Tỉnh.

Theo số liệu của Cục thống kê Tỉnh, tại thời điểm cuối năm 1999, tổng số DN trên toàn Tỉnh là 604 DN, trong đó có 601 DNNVV chiếm tỷ lệ 99,5%, trong đó: số lượng DNNVV nhà nước có 19 DN. Từ khi Luật doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/2000 đến cuối năm 2004, có 707 DN mới được thành lập, có số vốn trung bình trên dưới 1 tỷ đồng nên hầu hết các DN này cũng có qui mô nhỏ và vừa, nâng tổng số DNNVV của toàn Tỉnh lên 1.308 DN. Nếu xét theo chỉ tiêu lao động dưới 300 người thì DNNVV đạt khoảng 1.298 DN, chiếm tỷ lệ 99,01% tổng số DN.

Như vậy, xét về mặt số lượng thì DN ở Tỉnh Vĩnh Long hầu hết có qui mô nhỏ và vừa, trong đó phần lớn là DNNVV ngoài quốc doanh.

Bảng 2.5: Thống kê số lượng DNNVV giai đoạn 1999-2004

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Số lượng DNNVV 601 679 798 941 1.073 1.308 Tổng số DN trong Tỉnh 604 682 801 944 1.076 1.311 Tỷ trọng DNNVV 99,50% 99,56% 99,62% 99,68% 99,72% 99,77% Tỷ lệ tăng trưởng về số lượng DNNVV 11,2% 13,0% 17,5% 17,9% 14,0% 21,9%

Biểu đồ 3: Quá trình phát triển DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long

Biểu đồ 4: Tỷ lệ tăng trưởng DNNVV Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 1999 - 2004 0 5 10 15 20 25

Tỷ lệ tăng trưởng năm

1999 2000 2001 2002 2003 2004 11,2 13,0 17,5 17,9 14,0 21,9 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1999 2000 2001 2002 2003 2004 N ê Số lượng DNNVV 601 679 798 941 1073 1308

Qua biểu trên ta thấy tốc độ hình thành và phát triển DNNVV ở Tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 1999-2004 là tương đối nhanh, tăng đều qua các năm (từ 11,2% đến 21,9%), đặc biệt từ năm 2003 đến 2004 đạt tỷ lệ tăng trưởng 21,9%, chủ yếu từ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và các DNNN được cổ phần hóa.

Mặt dù có tốc độ tăng trưởng về số lượng DNNVV khá cao trong thời gian 5 năm, nhưng so với tiềm lực của Tỉnh và so với các Tỉnh lân cận thì số lượng DNNVV hiện có của Tỉnh Vĩnh Long là khá ít.

Số liệu thống kê trên chưa kể 33.754 hộ kinh doanh cá thể đăng ký trên địa bàn Tỉnh tính đến ngày 31/12/2004 theo Nghị Định 02/2000/NĐ-CP của chính phủ về đăng ký kinh doanh ngày 03/02/2000; 54 hợp tác xã, chủ yếu đơn vị kinh tế rất nhỏ, có số vốn dưới 1 tỷ đồng, số lao động dưới 50 người trong công nghiệp và 30 người trong thương mại dịch vụ; và 363 chi nhánh, 21 văn phòng đại diện.

b. Đóng góp cho ngân sách của các DNNVV Tỉnh Vĩnh Long:

Các DNNVV Tỉnh Vĩnh Long đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước của địa phương, năm 2004, tổng số thuế các DNNVV đã nộp vào ngân sách nhà nước là 315.909.964.000 đồng, chiếm tỷ lệ 35,82% tổng thu ngân sách của Tỉnh. Điều đáng lưu ý là với số lượng DNNVV khá lớn nhưng ngân sách của tỉnh lại dựa trên nền tảng số thu từ 3 đơn vị kinh tế: Xổ số kiến thiết Vĩnh Long, Nhà máy thuốc lá Vĩnh Long và dịch vụ quảng cáo của Đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long, như vậy hiện trạng thu ngân sách Tỉnh là không ổn định và bền vững. Do đó, để phát triển mạnh mẽ kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách nhà nước… thì phải hỗ trợ các DNNVV phát triển một cách quyết liệt hơn.

Bảng 2.6. Tình hình nộp thuế của DNNVV Tỉnh Vĩnh Long năm 2004

Đơn vị: đồng

Loại thuế DNNN DN ngoài

nhà nước Cộng

- Thuế TNDN 212.976.000 4.229.753.000 4.442.729.000 - Thuế GTGT 131.821.805.000 23.953.483.000 155.775.288.000

- Thuế TTĐB 154.838.972.000 154.838.972.000

- Thuế môn bài 426.175.000 268.090.000 694.265.000

- Phạt 11.009.000 147.701.000 158.710.000

Tổng cộng 287.310.937.000 28.599.027.000 315.909.964.000

(Nguồn: Báo cáo số thu thuế năm 2004, Cục Thuế Vĩnh Long)

c. Về lao động:

DNNVV là nhân tố quan trọng thu hút một lực lượng lao động khá đông trong và ngoài Tỉnh. Theo số liệu Cục thống kê Tỉnh Vĩnh Long: Năm 2001, DNNVV đã sử dụng 76.098 lao động bằng 13,52% tổng số lao động trong các ngành kinh tế của Tỉnh; đến ngày 1/7/2004, DNNVV thu hút khoảng 94.587 lao động, chiếm 17,01% tổng số lao động trong các ngành kinh tế của Tỉnh. Như vậy, chỉ trong vòng 4 năm phát triển, DNNVV đã tạo thêm việc làm cho 18.489 lao động trong và ngoài Tỉnh, tỷ lệ tăng 24,30%.

Bảng 2.7. Tỷ trọng lao động của DNNVV so với toàn ngành năm 2004

Ngành kinh tế Số lượng lao động toàn ngành Số lượng lao động tại các DNNVV Tỷ trọng lao động của DNNVV so với toàn ngành - Nông nghiệp, thủy sản 406.738 4.866 1,20 % - Công nghiệp, xây dựng 57.815 24.364 42,14 %

- Thương mại 57.516 42.194 73,36 %

- Dịch vụ 33.972 23.163 68,18 %

Tổng cộng 556.041 94.587 17,01%

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

đối với DN trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long–UBND Tỉnh Vĩnh Long–Tháng 1/2005, Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh Long năm 2004)

Biểu đồ 5: Tỷ trọng lao động trong DNNVV so với toàn ngành của Tỉnh Vĩnh Long năm 2004

0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 Tỷ trọng DNNVV

Dịch vụ Thương mại Công nghiệp, xây dựng Nông nghiệp, thủy sản

68,18%

42,16% 1,20%

Biểu đồ trên cho thấy: Trong ngành thương nghiệp - dịch vụ, lao động trong các DNNVV chiếm đa số số lượng lao động của toàn ngành (Thương mại 73,36%; dịch vụ 68,18%); công nghiệp - xây dựng, lao động trong DNNVV cũng chiếm 42,16%; tỷ trọng lao động trong DNVVV ngành nông nghiệp so với toàn ngành thấp 1,20% nguyên nhân do phần lớn lao động nông nghiệp tập trung ở các hộ kinh tế cá thể không là đối tượng xem xét của đề tài này. Sự lớn mạnh của các DNNVV đặc biệt là DNNVV ngoài quốc doanh đang thể hiện là nơi giải quyết việc làm cho người lao động một cách hiệu quả nhất, hạn chế tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư trong Tỉnh.

Trình độ tay nghề của người lao động: Trình độ tay nghề của người lao động trong các DNNVV là một điều đáng báo động. Điều tra năm 2003 ở các DNNVV ngoài nhà nước cho biết trong số người đang làm việc có trình độ chuyên môn kỹ cao đẳng, đại học chiếm 4,83%, trung học chuyên nghiệp 4,99%, công nhân kỹ thuật nhân viên nghiệp vụ chiếm 7,42% và lao động phổ thông chiếm 82,76%. Đối với số lao động có tay nghề, hầu hết được đào

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của chính sách tài chính (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)