B. TIẾN HOÁ LỚN Chương
11.3. TÍNH QUY LUẬT CỦA QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ Định luật Xêvecxốp
Định luật Xêvecxốp
Định luật hình thái sinh lý của sự tiến hoá (1925) phản ánh sự liên quan giữa 3 hướng tiến hoá chính: Sự tiến hoá của một nhóm phân loại lớn trong giới động vật thường bắt đầu bằng con đường tiến bộ hình thái sinh lý, tiếp theo đó là sự thích nghi bộ phận và có thể có một nhánh đi theo con đường thoái bộ hình thái sinh lý. Trong lịch sử phát triển, một hướng tiến hoá này có thể được thay thế bởi một hướng tiến hoá khác.
Thể hiện ý nghĩa quan trọng là ở chỗ định luật Xêvecxốp giải thích vì sao có sự tồn tại song song giữa các nhóm có trình độ tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có trình độ tổ chức cao. Dù ở trình độ tổ chức nào nhưng theo con đường thích nghi bộ phận mỗi trình độ tổ chức đều đạt sự hợp lý, do đó tồn tại được.
Định luật phát sinh từ những tổ chức chưa chuyển hoá: Theo Côpơ, các nhóm sinh vật mới thường không bắt nguồn từ những tổ tiên chuyên hoá cao độ mà phát sinh từ những nhóm chưa chuyển hoá.
Định luật Đêpêrê
Định luật tăng cường sự chuyển hoá
Khi một nhóm đã bước vào chuyên hoá thì trong quá trình phát triển tiếp theo nó sẽ chuyển hoá ngày càng sâu hơn.
Định luật Đôlô
Định luật về tính không thuận nghịch của quá trình tiến hoá. Theo Đôlô tiến hoá là quá trình không đảo ngược, sinh vật không thể quay trở lại trạng thái trước kia của tổ tiên dù chỉ là từng phần.
Tính vô hạn của quá trình tiến hoá
Trong từng nhánh của cây phát sinh, trong từng hướng chọn lọc, liên tục có sự đổi mới của các dạng sinh vật. Nguyên nhân của sự tiến hoá vô tận là mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.
Câu hỏi chương 11:
1. Phân tích các hướng tiến hóa cơ bản: tiến bộ sinh học, thoái bộ sinh học và kiên định sinh học?
2. Các con đường tiến bộ sinh học theo Xevecxov và Smanngauzen? 3. Nêu các luận thuyết về tính quy luật của tiến hóa?
Phần III