VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN TRONG TIẾN HOÁ

Một phần của tài liệu Bài giảng :Tiến hoá Th.S Võ Văn Thiệp potx (Trang 48 - 49)

b/ Tần số tương đối của các alen trong quần thể giao phố

6.5. VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN TRONG TIẾN HOÁ

Một thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi khi điều kiện môi trường thay đổi. Ví dụ ruồi thể đột biến kháng DDT, ở điều kiện không có DDT thì sinh trưởng chậm hơn dạng bình thường. Nhưng khi môi trường có DDT thì đột biến kháng DDT lại trở thành có lợi cho ruồi.

Giá trị thích nghi của một số đột biến còn thay đổi tuỳ từng tổ hợp gen. Có những đột biến đứng riêng rẽ thì có hại, nhưng khi tác dụng bổ sung cho nhau lại tạo ra sức sống cao hơn dạng gốc.

Đột biến khi đã phát sinh sẽ được sao chép cho thế hệ sau. Qua sinh sản nó được phát tán trong quần thể.

Đột biến được xem là nguồn nguyên liệu cơ sở, sơ cấp từ đó tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp là các biến dị tổ hợp.

Trong các đột biến thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu nhất, vì so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.

Về vai trò của đột biến lớn và đột biến nhỏ trong tiến hoá: (i). Đột biến lớn là những đột biến gây nên những biến đổi ở tiêu chuẩn phân loại. (ii). Đột biến nhỏ là những đột biến gây nên những sai khác nhỏ ở kiểu hình gốc. Ví dụ, đột biến cánh nhăn, cánh ngắn ở ruồi giấm.

Đa số ý kiến cho rằng, vai trò chính thuộc về các đột biến nhỏ, vì mỗi đột biến nhỏ chỉ gây hiệu quả nhỏ về kiểu hình có thể theo hướng có lợi hoặc bất lợi. Một alen phát sinh do đột biến nhỏ có thể tồn tại trong kiểu gen đã có mà không ảnh hưởng gì.

Hàng loạt các đột biến nhỏ xảy ra các lôcut khác nhau có thể gây nên hiệu quả thích nghi đáng kể.

Số ít ý kiến cho rằng vai trò chính thuộc về đột biến lớn. Theo Grant (1977), đột biến lớn đôi khi cũng mở ra cho loài khả năng mới có giá trị thích nghi. Ví dụ ở những quần đảo thường xuyên gió mạnh thì những đột biến không cánh là có lợi cho sâu bọ vì bắt buộc chúng phải bò trên mặt đất nếu không sẽ bị gió quật chết.

Nhưng đột biến lớn không phải bao giờ cũng tác dụng độc lập, tác dụng của chúng được điều chỉnh bằng hàng loạt gen sửa đổi, mà mỗi gen đó gây hiệu quả không đáng kể. Trong trường hợp như vậy, sự tiến hoá liên quan đến tác dụng đồng thời của một đột biến lớn đối với những đột biến nhỏ.

Một phần của tài liệu Bài giảng :Tiến hoá Th.S Võ Văn Thiệp potx (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w