MỐI QUAN HỆ GIỮA HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ VÀ DI TRUYỀN HỌC

Một phần của tài liệu Bài giảng :Tiến hoá Th.S Võ Văn Thiệp potx (Trang 29 - 30)

thuyết mới đối lập hoàn toàn với thuyết Lamarck, được gọi là thuyết Darwin mới. Vào thời Weismann, tính không di truyền của các tính trạng tập nhiễm được xem là một vấn đề viển vông, vì không có cơ sở thực nghiệm vững chắc. Song, ngày nay điều đó lại là hiển nhiên dưới ánh sáng của sự hiểu biết về các cơ chế di truyền. Từ đầu thế kỷ XX, thuyết Lamarck đã mất dần vị trí của mình trong kho tàng lý luận về sự tiến hoá của thế giới sinh vật.

b/ Thuyết đột biến của H. De Vries (1901) cho rằng loài mới được hình thành qua các đột biến. Các biến đổi di truyền gọi là đột biến xuất hiện do tác động của các nhân tố môi trường xung quanh, nhưng phụ thuộc vào tiềm năng của bộ máy di truyền. Mặc dầu quan điểm đối lập về vấn đề di truyền các tính trạng tập nhiễm, song cả thuyết Lamarck và thuyết Darwin mới đều thống nhất cho rằng tiến hoá là một hiện tượng liên tục, không có bước nhảy đột ngột. Một sự kiện cũng xảy ra vào đầu thế kỷ XX là thuyết đột biến của De Vries đã thể hiện quan niệm đối lập hoàn toàn với Lamarck và Darwin mới. Khi nghiên cứu cây Oenothera lamarckiana, ông nhận thấy rằng phần lớn các hạt mọc lên những cây giống bố mẹ, nhưng cũng có ngoại lệ là một số hạt lại sinh ra những cá thể khác hẳn, khiến người ta có thể nhám lẫn chúng thuộc một loài khác. Do đó thuyết đột biến quan niệm rằng các đột biến có thể là động lực duy nhất của tiến hoá, đã diễn ra bằng những bước nhảy vọt, và như thế loài mới có thể xuất hiện trực tiếp do đột biến từ một loài có trước.

Thuyết đột biến trong sự hình thành loài mới đã nhanh chóng bị bác bỏ, bởi vì các đột biến là những biến đổi ngẫu nhiên, rất hiếm những biến đổi hữu ích cho tiến hoá, và chỉ riêng đột biến cũng không thể giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của loài với môi trường xung quanh của chúng. Hơn nữa mỗi đột biến thường chỉ kiểm tra một biến đổi rất nhỏ, trừ một số trường hợp đặc biệt, do đó không thể nghĩ rằng một đột biến, thậm chí một số ít đột biến là đủ cho sự hình thành một loài mới.

3.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ VÀ DI TRUYỀNHỌC HỌC

Sự phát triển của thuyết tiến hoá đòi hỏi sự ra đời của di truyền học. Trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, di truyền học đã ra đời từ thực nghiệm, độc lập với thuyết tiến hoá.

Trong nửa đầu thế kỷ XX các nhà di truyền học đã đối lập với quan điểm tiến hoá. Từ những năm 30 của thế kỷ vừa qua, di truyền học dần dần trở thành một trụ cột vững chắc của thuyết tiến hoá hiện đại. Trụ cột vững chắc của lý thuyết tiến hóa là lý thuyết di truyền các đen và di truyền nhiễm sắc thể, cho phép các nhà nghiên cứu phát hiện cơ chế di truyền học của quá trình tiến hoá và hình thành bộ môn di truyền học tiến hoá.

Người có công đầu tạo ra bước ngoặt lịch sử này, phải kể tới S.S.Setvericov (1929) với công trình nghiên cứu thực nghiệm về sự biến đổi kiểu trên trong quần thể. Tiếp đó N.P. Đubinin (1931) nghiên cứu về sự biến đổi ngẫu nhiên kiểu trên của quần thể. Đồng thời, S. Wright (1931) thì gọi hiện tượng này là sự chệch hướng đột ngột của các kiểu trên. Từ đó, nghiên cứu cơ chế biến đổi kiểu trên trong quần thể được xem là một trong những vấn đề trung tâm của di truyền học tiến hoá.

Một vấn đề khác cũng được quan tâm là nguồn gốc tính trội, mà I.V. Misurin (1913) đã cho rằng tính trội thuộc về những cây có lịch sử loài dài lâu hơn. Đến năm 1930, R. Fisher đã trình bày giả thuyết của mình về sự tiến hoá của tính trội trên cơ sở lý thuyết di truyền do tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Với các công trình nghiên cứu của mình, R. Fisher (1930), S. Wright (1931), J.B. Honden (1932)... đã sử dụng toán học trong nghiên cứu di truyền quần thể và nghiên cứu chọn lọc tự nhiên trên cơ sở lý thuyết gen. Một số vấn đề về áp lực của quá trình đột biến đối với sự tiến hoá của quần thể, vai trò của giao phối gần, tự phối và chọn lọc kiểu trên biến đổi của quần thể (Wright, 1932).

Ngày nay, đã biết rõ những nguyên lý của học thuyết Darwin là cơ sở của di truyền học tiến hoá. Và di truyền học, đặc biệt di truyền học quần thể phải là cơ sở của thuyết tiến hoá hiện đại.

Một phần của tài liệu Bài giảng :Tiến hoá Th.S Võ Văn Thiệp potx (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w