“Loài” trên quan điểm di truyền học

Một phần của tài liệu Bài giảng :Tiến hoá Th.S Võ Văn Thiệp potx (Trang 61 - 62)

b/ Tần số tương đối của các alen trong quần thể giao phố

9.1.4. “Loài” trên quan điểm di truyền học

- “Loài” ở các sinh vật sinh sản giao phối: Ở các loài giao phối có 2 điểm đặc trưng sau:

+ Mỗi loài có một kiểu gen hoàn chỉnh được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Trong kiểu gen đó các gen tương tác thông nhất, đảm bảo sự phản ứng thích nghi với những điều kiện nhất định trong môi trường.

+ Mỗi loài là một hệ đến kín, tức là một đơn vị sinh sản độc lập. Giữa hai loài khác nhau không có sự trao đổi gen.

Như vậy ở các sinh vật giao phối có thể xem loài là một quần thể hay một nhóm quần thể có những tính trạng chung về hình thái sinh lý, có khu phân bố xác định trong đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau và cách ly sinh sản với những nhóm quần thể khác. Trong đó, cách ly sinh sản hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên là dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt các loài, sự cách ly sinh sản đã làm cho các loài giao phối là một tổ chức tự nhiên, có tính toàn vẹn.

- “Loài” Ở các sinh vật sinh sản vô tính

Ở các sinh vật sinh sản vô tính, mỗi dòng vô tính gồm những cá thể có kiểu gen đồng nhất (trừ trường hợp có đột biến). Vì không có quá trình giao phối và thụ tinh nên mỗi dòng vô tính là một hệ thống gen cách ly với các dòng khác. Như vậy, ở các sinh vật sinh sản vô tính có thể xem loài là một nhóm dòng vô tính có những tính trạng tương tự, thích nghi với môi trường theo kiểu giống nhau, mỗi loài là một hệ thống các kiểu sinh vật gần nhau, chiếm cứ những khu vực xác định và có chung một lịch sử phát triển.

Một phần của tài liệu Bài giảng :Tiến hoá Th.S Võ Văn Thiệp potx (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w